Câu 2 trong phần Làm văn của môn thi Ngữ Văn là câu chiếm số điểm nhiều nhất và cũng là câu tốn thời gian và làm khó thí sinh nhất. Dưới đây là những dạng đề thường gặp thí sinh cần chú ý.
I/ DẠNG 1: PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Ví dụ: Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ (trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm):
"Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
....
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"
II/ DẠNG 2: BÌNH LUẬN Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
Đây là dạng đề khó, đòi hỏi học sinh thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình.
Ví dụ: Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: Nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật Phùng, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
III/ DẠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
Những đoạn trích thường hay được đưa vào đề thi như:
Ví dụ: Phân tích đoạn văn sau trong truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc họa nội tâm nhân vật: "Bây giờ Mị cũng không nói […]. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa".
IV/ DẠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRONG TRUYỆN
Ví dụ: Anh/chị hãy phân tích tình huống truyện "Chiếc thuyền ngoài xa".
V/ DẠNG 5: PHÂN TÍCH MỘT NHÂN VẬT, NHÓM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
Ví dụ:
1, Phân tích nhân vật Việt trong "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi.
2, Trong truyện ngắn "Vợ nhặt", nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
VI/ DẠNG 6: SO SÁNH VĂN HỌC
So sánh văn học có thể là:
...
Ví dụ:
1, Vẻ đẹp con sông Việt Nam qua 2 tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" và "Người lái đò sông Đà"
2, Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm "Vợ nhặt" (Kim Lân) và "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài). Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay.
VII/ DẠNG 7: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Ví dụ: Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân
Xem thêm: |
Suzy