Dù là môn KHXH nhưng Sử lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Đây cũng là môn khiến nhiều học sinh e sợ vì nhều sự kiện và dài. Dưới đây là kinh nghiệm làm bài thi môn Sử thí sinh dùng để tham khảo.
1/ Đọc kỹ đề, xác định từ khóa và yêu cầu đề bài
Có 5 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi Lịch sử. Những câu hỏi trực tiếp như yêu cầu thí sinh tìm câu trả lời đúng thì rất dễ nhận biết. Tuy nhiên trong đề thi sẽ có những câu bắt thí sinh lựa chọn câu trả lời KHÔNG ĐÚNG hoặc câu trả lời ĐÚNG NHẤT. Thí sinh cần đọc kỹ, xác định từ khóa trong câu hỏi để không bị nhầm lẫn.
Ví dụ 1: Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1917) so với những người đi trước là ở:
A. Mục đích ra đi tìm đường cứu nước
B. Hành trình đi tìm chân lý cứu nước
C. Hướng đi và cách tiếp cận chân lý cứu nước
D. Thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân
=> Các phương án đều có vẻ đúng và na ná nhau nhưng câu trả lời đúng nhất phải là câu trả lời đầy đủ ý nhất. Vì thế đáp án đúng là C.
Ví dụ 2: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A. Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
B. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
C. Hình thành khối liên minh công nông, công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh.
D. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
=> Nếu bạn không đọc kỹ đề có từ "không phải" thì sẽ rất dễ chọn sai đáp án. Với câu này, đáp án đúng là A.
2/ Phân bổ thời gian làm bài hợp lý
- Đề thi trắc nghiệm Lịch sử có 40 câu hỏi và thời gian làm bài là 50 phút. Như vậy trung bình mỗi câu sẽ khoảng 1,25 phút. Nhưng không thể dành thời gian như nhau cho mọi câu hỏi.
- Tùy theo trình độ thí sinh phân bố thời gian làm bài tối ưu. Học sinh trung bình sẽ cần dành nhiều thời gian cho 24 câu đầu (mức độ nhận biết và thông hiểu) hơn, không nên mất thời gian cho câu vận dụng cao.
- Học sinh khá giỏi lại cần xác định thật nhanh và dứt khoát đáp án các câu dễ, dành nhiều thời gian làm các câu khó. Khi gặp phải những câu không thể trả lời, mà thời gian còn lại ít thì có thể lựa chọn đáp án mình cho là đúng nhất theo phương châm "thà tô nhầm còn hơn bỏ sót".
- Tuyệt đối không để trống câu nào.
- Khi làm chú ý đánh dấu những câu đã làm vào đề thi để không mất thời gian tra lại xem câu nào đã làm ở lần tiếp theo.
1/ Không tô 2 đáp án trong 1 câu
2/ Nếu tô sai 1 đáp án và muốn tô lại cần tẩy thật sạch đáp án sai
3/ Phải tô kín đáp án, không đánh chéo hay đánh dấu tick vì những câu trả lời như vậy sẽ không hợp lệ
4/ Nhìn kỹ thứ tự câu để không nhầm lẫn, tô đáp án câu này vào câu kia
5/ Chọn bút chì phù hợp để tô đáp án, tránh gây ức chế tâm lý khi làm bài
6/ Tránh nhầm lẫn thứ tự câu khi tô đáp án từ giấy nháp vào phiếu trả lời. Tốt nhất, khi chọn đáp án nào thì tô ngay vào phiếu trả lời, không để dành, cuối giờ vội vàng dễ nhầm.
7/ Nhiều bạn quên điền mã đề và thông tin cá nhân do vội vàng làm bài.
Xem thêm: |
Suzy