Ngành Công nghệ sợi dệt đang từng bước phát triển, thu hút được một lượng lớn nhân lực chuyên môn. Vậy ngành Công nghệ sợi dệt là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong ngành như thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu ngành Công nghệ sợi dệt
Ngành Công nghệ sợi dệt (tiếng Anh là Spinnong - Textile Technology) có nhiệm vụ vận hành dây chuyền sản xuất sợi dệt phục vụ cho nền công nghiệp may mặc, đạt yêu cầu gia công đã đề ra.
Sinh viên theo học ngành Công nghệ sợi dệt có được những kiến thức về:
Kiến thức chuyên môn cơ sở như kỹ thuật điện, kỹ thuật vẽ;
Kiến thức liên quan đến an toàn lao động, thông gió và điều hòa không khí;
Có kiến thức để nhận biết được các đặc điểm, tính chất những loại xơ, sợi vải để dùng trong quá trình dệt vải, kéo sợi, nhuộm;
Có kiến thức đại cương về nghề kéo sợ, dệt vải, nhuộm hoàn tất vật liệu dệt;
Tìm hiểu được quá trình thực hiện công nghệ của thiết bị trong các công đoạn kéo sợi;
Có kỹ năng kiểm tra và đánh giá được những chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm trên dây chuyền kéo sợi;
Có kỹ năng sử dụng một số tài liệu kỹ thuật liên quan đến công nghệ sợi dệt để phục vụ các hoạt động sản xuất.
2. Các khối thi ngành Công nghệ sợi dệt
- Mã ngành: 7540202
- Ngành Công nghệ sợi dệt xét tuyển các tổ hợp môn sau:
Điểm chuẩn của ngành Công nghệ sợi dệt năm 2018 dao động khoảng từ 14 - 18 điểm tùy thuộc vào các trường đại học. Các trường đại học tuyển sinh theo hình thức xét điểm thi THPT Quốc gia hoặc xét học bạ.
4. Các trường đào tạo ngành Công nghệ sợi dệt
Để theo học ngành Công nghệ sợi dệt, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
Kỹ sư làm trong lĩnh vực Công nghệ sợi dệt có nhiệm vụ sau:
Vận hành dây chuyền sản xuất sợi, đảm bảo dây chuyền hoạt động liên tục, đảm bảo sản phẩm đúng theo yêu cầu.
Có nhiệm vụ xác định thành phần của nguyên liệu để tạo ra sản phẩm, đảm bảo đạt được các tính chất và thuộc tính của thành phẩm đúng theo yêu cầu.
Thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra thuộc tính, tính chất của sản phẩm đã hoàn thiện, kiểm tra và điều chỉnh các thông số kỹ thuật để thực hiện các bước gia công.
Quản lý, điều hành dây chuyền kéo sợi, dệt kim, dệt thoi.
Những người theo ngành Công nghệ sợi dệt hầu hết sẽ làm việc tại các nhà máy sản xuất, công việc sẽ phụ thuộc vào số lượng các nhà máy sợi dệt trong khu vực. Sinh viên ra trường sẽ làm việc tại các vị trí:
Làm việc tại các doanh nghiệp, cử nhân ngành công nghệ sợi dệt, làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty, tập đoàn may mặc căn cứ theo từng trình độ;
Làm việc tại phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, phòng phát triển mẫu, phòng nghiên cứu mẫu;
Quản lý công việc chỉ đạo kỹ thuật, các công tác chuẩn bị sản xuất;
Điều hành, quản lý chất lượng, quản lý sản xuất quá trình kinh doanh; dẫn dắt một bộ phận nhỏ: chuyển trưởng, may mẫu;
Mở nhà xưởng hoặc tiệm may cho bản thân.
Tại Việt Nam, có rất nhiều nhà máy sợi dệt. Cùng với đó, các đơn vị đạo tạo ngành đặt tại các khu vực nhà máy dệt sợi với số lượng chỉ tiêu ở mức ổn định. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ dệt sợi có nhiều cơ hội làm việc ổn định tại các nhà máy sợi dệt.
6. Mức lương ngành Công nghệ sợi dệt
Mức lương làm việc trong ngành Công nghệ sợi dệt được quy định vào trình độ chuyên môn cũng như số năm kinh nghiệm. Cụ thể:
Đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường làm việc tại vị trí thử việc mức lương sẽ dao động từ khoảng 4 - 5 triệu/tháng.
Đối với những bạn có kinh nghiệm mức lương sẽ khoảng từ 5 - 7 triệu/tháng
Đối với những vị trí quản lý mức lương sẽ cao hơn, dao động từ 10 - 15 triệu/tháng
Để có thể có mức lương cao trong lĩnh vực ngành Công nghệ sợi dệt các bạn cần phải trau dồi những kiến thức cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như có những tố chất để thành công trong ngành.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ sợi dệt
Những tố chất cần có khi làm trong ngành Công nghệ sợi dệt:
Có niềm đam mê với thời trang, nắm bắt được xu hướng thời trang theo từng giai đoạn nhất định;
Bạn phải là người có óc thẩm mỹ và tính sáng tạo để tạo ra những sản phẩm sợi dệt lạ mắt, mang những nét riêng biệt;
Có khả năng chịu được áp lực công việc, cần cù chịu khó;
Biết vận dụng công nghệ và kỹ thuật một cách thích hợp, hiệu quả;
Có khả năng giao tiếp, tổ chức sản xuất, làm việc theo nhóm và quản lý trong lĩnh vực được phân công;
Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất các sản phẩm dệt.
Có khả năng làm việc độc lập trên các công đoạn sản xuất sợi;
Có kỹ năng giao tiếp và hòa đồng với đông nghiệp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Công nghệ sợi dệt, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp cho tương lai.