Theo kế hoạch và thông báo chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Hội đồng tuyển sinh Đại học chính quy Đại học Huế.
2. Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
3. Phạm vi tuyển sinh
Tuyển sinh trên cả nước.
4. Phương thức tuyển sinh
4.1. Phương thức xét tuyển
Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập cấp trung học phổ thông (điểm học bạ).
Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (điểm thi TN THPT) năm 2024.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Phương thức 4: Xét tuyển theo phương thức riêng của Trường Đại học Ngoại ngữ.
Ưu tiên xét tuyển dựa vào kết quả kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và điểm học bạ hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024:
Ưu tiên xét tuyển dựa vào kết quả kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (gọi tắt là chứng chỉ VSTEP) của các đơn vị được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức và điểm học bạ hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024:
Ưu tiên xét tuyển thí sinh đạt kết quả học tập ở cấp THPT năm học lớp 12 đạt loại giỏi trở lên vào tất cả các ngành.
Ưu tiên xét tuyển thí sinh đoạt giải nhất, giải nhì hoặc giải ba trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các năm 2022, 2023, 2024.
Ưu tiên xét tuyển quả thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia tp. Hồ Chí Minh kết hợp với Đại học Huế tổ chức.
* Ngưỡng đảm bảo chất lượng của các ngành sư phạm theo tất cả các phương thức xét tuyển do bộ GD-ĐT quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học 2024
* Ngưỡng đảm bảo chất lượng của của các ngành còn lại
Xét theo điểm học bạ: tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (cách tính từng môn ở mục 3.1) từ 18,00 điểm trở lên;
Xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024: lấy tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển và do trường Đại học Ngoại ngữ đề xuất, Đại học Huế phê duyệt sau khi có dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 do Bộ GD-ĐT cung cấp;
Xét theo phương thức ưu tiên xét tuyển của Trường: xem mục 3.4.
* Điều kiện bổ sung để nhận hồ sơ xét tuyển đối với 03 ngành Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh và Quốc tế học
Xét theo điểm học bạ: đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định và điểm môn Tiếng Anh (cách tính ở mục 3.1, không nhân hệ số) phải đạt từ 7,50 điểm trở lên đối với ngành Sư phạm Tiếng Anh; 6,50 điểm trở lên đối với ngành Ngôn ngữ Anh và 6,0 điểm trở lên đối với ngành Quốc tế học.
Xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024: đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định và điểm thi môn Tiếng Anh (không nhân hệ số) phải đạt từ 5,00 điểm trở lên.
5. Học phí
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có).
Học phí năm học 2023-2024 của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế được thu theo quy định tại khoản 2-Điều 11-Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính phủ và Nghị định số 97/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Mức học phí cụ thể như sau:
Mức học phí khối ngành I, theo hình thức niên chế là 12.500.000đ/năm học, tương đương 300.000đ/1 tín chỉ- 360.000đ/1 tín chỉ, tuỷ thuộc vào năm tuyển sinh;
Mức học phí cho khối ngành VII, theo hình thức niên chế từ 12.000.000đ/năm học đến 14.400.000đ/năm học, tương đương 300.000đ/tín chỉ- 408.000đ/ tín chỉ tùy thuộc vào ngành học và năm tuyển sinh.
Học phí năm học 2024-2025 (dự kiến thu)
Mức học phí khối ngành I, thu theo hình thức niên chế là 14.100.000đ/năm học/1 SV, tương đương 380.0000đ-400.000đ/1 tín chỉ, tuỳ thuộc vào năm tuyến sinh.
Mức học phí cho khối ngành VII, thu theo hình thức niên chế từ 15.000.000đ/năm học/1 SV đến 18.000.000đ/năm học/1SV, tương đương 360.000đ/1 tín chỉ- 480.000đ/1 tín chỉ, tùy thuộc vào từng ngành đào tạo và năm tuyển sinh.
Trong các năm học tiếp theo, mức thu học phí được điều chỉnh tăng theo lộ trình thu học phí được quy định tại khoản 2- Điều 1 của Nghị định số 97/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021, đảm bảo tỷ lệ tăng học phí của năm học tiếp theo không vượt quá 30% so với năm học trước.
Ghi chú: 5-9*: Chỉ tiêu tối thiểu và tối đa của một phương thức xét tuyển cho một ngành. Tổng chỉ tiêu của một ngành bằng tổng của chỉ tiêu tối thiểu và tối đa của 1 trong 2 phương thức đầu cộng với chỉ tiêu của các phương thức khác. Ví dụ: Chỉ tiêu của ngành Sư phạm Tiếng Pháp = 5 + 9 + 6 = 20.
Lưu ý:
Môn ngoại ngữ không nhân hệ số 2;
Mã ngành theo quy định của phụ lục kèm theo thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (các đơn vị có thể tải phụ lục này từ website của Bộ Giáo dục và Đào tạo).