Trong số các trường ĐH đã công khai thông tin tài chính năm 2022 trên trang web, có nhiều trường đạt doanh thu hàng ngàn tỉ đồng. Trong đó, Trường ĐH Văn Lang có tổng nguồn thu cao hơn rất nhiều trường khác, 1.758 tỉ đồng.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Theo báo cáo tài chính công khai của năm học 2022-2023 của các trường ĐH, cả nước có 9 Đại học đạt doanh thu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, trong đó, 5 đại học công lập và 4 trường tư thục.
Cụ thể, các trường đó là Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Cần Thơ, trường ĐH Văn Lang, trường ĐH FPT, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Trường ĐH Công nghệ TP HCM.
Trong 9 cơ sở giáo dục đại học này, trường Đại học Văn Lang có tổng nguồn thu lớn nhất với 1.758 tỷ đồng. Nếu so sánh với năm 2020 là 776 tỉ đồng, năm 2021 là 1.030 tỉ đồng thì năm 2022 nguồn thu của trường có sự đột phá mạnh mẽ.
Vị trí thứ hai là Trường Đại học Kinh tế TP HCM với hơn 1.443 tỷ đồng. Nhiều trường có doanh thu tiệm cận nghìn tỷ, có thể kể đến như Đại học Y Dược TP HCM (985 tỷ đồng), Hoa Sen (hơn 918 tỷ), Quốc tế Hồng Bàng (886 tỷ), Sư phạm kỹ thuật TP HCM (785 tỷ), Công nghiệp Hà Nội (hơn 751 tỷ), Ngoại thương (hơn 750 tỷ).
ĐH Bách khoa Hà Nội là một trong số ít trường phía bắc có doanh thu trên 1.000 tỉ đồng. Cụ thể, năm 2022 trường đạt 1.070,8 tỉ đồng, trong đó ngân sách là 122,2 tỉ đồng; học phí 851,2 tỉ đồng; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 7,01 tỉ đồng; từ nguồn hợp pháp khác 90,39 tỉ đồng.
9 đại học đạt doanh thu nghìn tỷ theo báo cáo tài chính năm 2022
Doanh thu của các trường đại học đến từ bốn nguồn: ngân sách, học phí và lệ phí, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và nguồn khác (tài trợ từ doanh nghiệp, mạnh thường quân...). Điểm chung của các trường là học phí đóng góp tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu.
Nguồn thu của các trường công lập ngày càng lệ thuộc vào học phí trong bối cảnh ngân sách chi cho giáo dục đại học thấp (năm 2020 là khoảng 0,27% GDP). Thực tế này trái ngược với các nước có giáo dục đại học phát triển.
"Doanh thu của các trường cao là điều rất tốt. Tuy nhiên, nếu doanh thu cao lên do phụ thuộc hầu hết vào học phí và nhờ tăng học phí liên tục lại là dấu hiệu xấu", TS Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đánh giá.
Xem thêm: |
Jennie