Chưa biết bản thân thích nghề gì không phải là điều quá đáng sợ. Bởi đây là băn khoăn của rất nhiều người đặc biệt các bạn trẻ. Tuy nhiên nếu cứ để thời gian trôi đi và không có phương pháp để tìm ra công việc thực sự phù hợp thì đó là điều đáng lo ngại nhất. Vậy làm cách nào để lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân khi không rõ mình thích nghề gì? Hãy áp dụng 4 bước sau nhé.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Phân tích bản thân là bước đầu tiên giúp bạn tìm đến với nghề phù hợp. Bạn cần phải hiểu rõ thế mạnh của mình là gì. Khi hiểu được mình yêu thích lĩnh vực gì, có những phẩm chất nào nổi bật, bạn sẽ có căn cứ để lựa chọn nghề phù hợp.
Nhưng, muốn xác định được thế mạnh, bạn cần trải nghiệm và “quan sát” bản thân qua các hoạt động thực tế từ học tập tới giải trí đến cả các tin tuyển dụng. Chẳng hạn như bạn có thể tham khảo các tin tuyển nhanh nhân viên kinh doanh, marketing hoặc kế toán để xem mình có đáp ứng yêu cầu cơ bản hay không. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến đánh giá về bạn từ bạn bè, thầy cô, gia đình. Từ những nhận định đó, bạn sẽ biết chính xác hơn thế mạnh của mình.
Ví dụ, bạn có khả năng truyền đạt tốt, tư duy mạch lạc thì có thể tìm đến những nghề liên quan đến giáo dục, đào tạo. Bạn nhanh nhạy trong mua bán, trao đổi, giao tiếp thì có thể tìm đến những nghề liên quan kinh doanh, kinh tế, tài chính. Bạn thích viết lách, ngôn ngữ linh hoạt thì có thể nghĩ đến nghề báo chí, truyền thông, nhà văn, biên kịch…
Làm việc đúng với thế mạnh sẽ giúp bạn dễ dàng thích ứng và đạt được thành tích cao trong công việc.
Thế mạnh hay sở thích là chưa đủ để xác định công việc phù hợp. Một điều quan trọng giúp bạn gắn bó với nghề là kỹ năng cần thiết đáp ứng cho công việc. Do đó, trước khi chọn nghề, hãy xem bạn có và đang sở hữu những kỹ năng gì.
Kỹ năng bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là trình độ chuyên môn, hiểu biết về lĩnh vực đã được đào tạo. Còn kỹ năng mềm chính là kỹ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, quản lý thời gian… Sau khi liệt kê những kỹ năng bạn có, bạn sẽ tìm kiếm những công việc chủ yếu sử dụng đến kỹ năng đó để thử sức.
Không phải ai cũng có cơ hội trải nghiệm nhiều việc trước khi tìm ra việc phù hợp. Hơn nữa, rất khó để ngay lần đầu đã lựa chọn được việc thực sự phù hợp với bạn. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên thử trải nghiệm nhiều việc và sau đó tự đúc kết ra việc phù hợp nhất.
Đầu tiên, bạn cần liệt kê ra một nhóm nghề được cho là phù hợp với bạn. Trong nhóm nghề đó sẽ có những công việc khác nhau. Trong danh sách đó, bạn lựa chọn một số việc sau khi đã tìm hiểu kỹ về chúng. Cuối cùng là nộp hồ sơ ứng tuyển vào các vị trí đó.
Khi trực tiếp trải nghiệm, bạn sẽ gặp hàng loạt các vấn đề từ thu nhập tới môi trường làm việc, từ mối quan hệ đồng nghiệp tới cơ hội thăng tiến, triển vọng nghề nghiệp tới quan hệ với sếp… Qua cách giải quyết, bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm quý giá.
Quá trình này sẽ mất thời gian, nhưng nó là cách chính xác nhất để bạn tìm ra nghề nghiệp muốn gắn bó. Vì thế, các bạn nên tranh thủ thời gian đặc biệt là sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Đừng chỉ có tập trung vào tiếp thu kiến thức mà hãy phân bổ thời gian để được làm thêm, trải nghiệm nhiều việc khác nhau.
Kỹ năng được đào tạo trong các trường học đôi khi lại chính là rào cản khiến bạn loay hoay trong việc lựa chọn nghề. Ví dụ như học sư phạm ra là phải làm giáo viên hay như học cầu đường ra là không thể làm được marketing...
Bạn nên thoát khỏi vùng an toàn bằng cách thử thách bản thân ở lĩnh vực bạn thực sự đam mê. Ở các lĩnh vực này, bạn sẽ thiếu một vài kỹ năng nên cách duy nhất là luôn sẵn sàng nâng cấp bản thân, trau dồi kỹ năng mới.
Kể cả khi đã có việc làm được cho là thích hợp thì bạn cũng không nên dừng lại. Hãy coi đó chỉ là điểm khởi đầu cho hành trình phát triển sự nghiệp. Muốn có thành tựu trong công việc, bạn cần không ngừng học tập. Bởi không ai học một lần mà sử dụng được cho cả đời.
Bạn cũng đừng ngần ngại bắt đầu ở vị trí thấp và không nên thỏa mãn khi đã ở vị trí cao. Với tâm thế đó thì dẫu ở vị trí nào thì tìm được công việc tốt và thành công sẽ sớm đến với bạn.
Nếu bạn đang trong hoàn cảnh vẫn chưa biết thích nghề, chưa biết lựa chọn công việc gì thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn hãy bình tĩnh và thử áp dụng những cách trên để tìm ra công việc phù hợp nhất nhé. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: |
Theo Biên Phòng