Nhiều thí sinh đứng trước ngưỡng cửa Đại học đều băn khoăn về việc chọn ngành, chọn trường. Thậm chí, có nhiều bạn chưa biết chính xác mình thích gì, muốn làm gì mà chạy theo xu thế ngành HOT hoặc chọn lựa chọn đám đông. Vậy các bước để chọn ra được ngành phù hợp là gì?
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Mùa tuyển sinh 2024 chứng kiến sự nở rộ của nhiều ngành học "thời thượng" đào tạo nguồn nhân lực phát triển ngành công nghệ cao ở Việt Nam. Lựa chọn ngành học để theo đuổi trong tương lai là một trong những vấn đề quan trọng, khiến không ít thí sinh lo lắng. Nhiều người đặt ra thắc mắc nên lựa chọn ngành học theo sở thích hay xu hướng?
Thực chất, để chọn được ngành học phù hợp với bản thân cần dựa trên nhiều yếu tố. Thay vì lựa chọn ngành học theo đám đông, thí sinh cần xét xem bản thân mình thích ngành gì, năng lực bản thân có phù hợp không. Ở góc độ khác, theo Bộ GD&ĐT, nếu bảo đảm điều kiện chất lượng, xu thế mở ngành học mới là tín hiệu tốt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh.
Thực tế, không phải ngành mới nào mở ra cũng bảo đảm chất lượng. Bộ GD&ĐT lưu ý các trường cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của thí sinh và thị trường lao động trước khi mở ngành học. Nhiều trường nếu không nhận biết kịp xu hướng này và điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong chiến lược phát triển, đổi mới ngành đào tạo thì không thu hút được thí sinh vào trường. Ngược lại, một số trường nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học cũng thất bại trong tuyển sinh các ngành mới.
Một người chọn sai ngành học sẽ không phát huy được hết năng lực, tố chất của mình trong học tập và công việc, giảm năng suất cũng như hiệu quả làm việc. Từ đó, sẽ gây tâm lý chán nản, thất vọng, thiếu tự tin và động lực phát triển bản thân.
Các chuyên gia đã chỉ ra 4 bước để giúp thí sinh dễ dàng hơn trong lựa chọn ngành nghề:
Bước 1: Tôi thích ngành nghề gì?
Hãy liệt kê những ngành nghề mà bản thân biết và có hứng thú. Mong muốn về nghề nghiệp: cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, thu nhập, giờ giấc, tính chất công việc hấp dẫn, uy tín xã hội. Sau đó, hãy lập danh sách thứ tự ưu tiên ngành nghề.
Bước 2: Tôi phù hợp với ngành nghề gì?
Tìm hiểu yêu cầu của từng ngành nghề (năng lực, tính cách, điều kiện lao động…), có thể tham khao ở mục tuyển dụng trên các báo, tạp chí để tìm điểm chung giữa yêu cầu của ngànhnghề và khả năng đáp ứng bản thân.
Bước 3: Tôi chọn ngành nghề gì?
Ngành nghề bản thân thích, nội dung công việc, điều kiện lao động, giá trị ý nghĩa đối với bản thân, các cơ hội - nghề bản thân có năng lực đáp ứng, sức khỏe, năng lực học tập, điều kiện gia đình.
Bước 4: Tôi nên học ở đâu?
Bạn hãy xác định ngành nghề đó thuộc lĩnh vực nào; trường nào đào tạo lĩnh vực đó. Lập danh sách ưu tiên các trường công lập; dân lập; điểm chuẩn; chỉ tiêu tuyển sinh, danh tiếng; uy tín (thời gian thành lập, thành tích); thời gian đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp); địa điểm đào tạo (gần nhà, xa nhà).
Khi quyết định chọn ngành nghề theo học trong tương lai, thí sinh cần phải cân nhắc đến rất nhiều yếu tố. Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn thí sinh đã tìm được đáp án cho câu hỏi "Nên lựa chọn ngành học theo sở thích hay xu hướng?".
Xem thêm: |
Jennie