Trong phần nghị luận xã hội, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi như bài viết của bạn không đủ ý và khả năng sẽ không giành được điểm tối đa. Tuyển sinh số xin hướng dẫn các thí sinh cách lấy dẫn chứng thuyết phục, giúp bạn gây ấn tượng với giáo viên khi thi môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
=> Một chất liệu không thể thiếu khi viết đoạn văn chừng 200 chữ về một tư tưởng, đạo lý, một hiện tượng xã hội nào đó.
Thông thường mỗi luận điểm sẽ có một dẫn chứng. Tuy nhiên nếu không lựa chọn đúng lí lẽ và phân tích sâu dẫn chứng thì sẽ làm bài viết bị mờ nhòa hoặc đi sai trọng điểm. Bạn cần ghi nhớ:
Ví dụ 1: Yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.
Với đề này, chúng ta phải giải thích sự tử tế là gì, sự tử tế có ý nghĩa như thế nào với con người và xã hội cũng như lật ngược lại vấn đề nếu như xã hội này không còn sự tử tế. Trong đó, việc đưa dẫn chứng cần là những việc có thực trong đời sống.
- Dẫn chứng về việc làm tử tế: Trong series Những điều nhỏ xíu của Hoa hậu Hòa bình Thùy Tiên vừa ra mắt, cô kể về hành trình đưa ê kíp của mình đi đăng ký hiến tạng, hướng dẫn mọi người thủ tục đăng ký hiến tạng, hiến xác cho y học tại chùa Giác Ngộ (TP.HCM). Sau khi chương trình lên sóng, phía nhà chùa đã tiếp nhận hơn 1.000 đơn đăng ký hiến tạng mới.
=> Đây là sự việc mới, được báo chí đưa tin gần đây. Việc lấy được những dẫn chứng mới giúp bài viết sinh động, thời sự, không bị đi vào lối mòn. Đồng thời dẫn chứng đã được xác thực về con người thực, được nhiều người biết đến giúp bài viết trở nên chân thật hơn.
- Còn dẫn chứng về việc xã hội thiếu sự tử tế thì sẽ như thế nào, bạn có thể kể đến những sự việc câu view thiếu tử tế trên Tik Tok, sự việc lợi dụng dịch bệnh, nhiều cơ sở kinh doanh bán khẩu trang với giá "cắt cổ", đội giá lên nhiều lần...
Ví dụ 2: Trình bày suy nghĩ về câu nói của Bác trong khoảng 200 từ: "Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau".
Bạn cần lấy dẫn chứng cho từng luận điểm
- Luận điểm thứ nhất: Nghề nào cũng cao quý, mỗi nghề nghiệp đều xuất phát từ nhu cầu xã hội nên có vị trí riêng, không thể thay thế trong đời sống xã hội.
Bạn có thể lấy dẫn chứng bằng cách đặt những giả thiết liên quan như nếu bây giờ không có những người lao công, không có những người lái xe, không có những người thợ thủ công…, xã hội sẽ thiếu hụt điều gì? Và hậu quả sẽ như thế nào?
- Luận điểm thứ hai: Chứng minh con người làm vẻ vang nghề nghiệp chứ không phải nghề nghiệp làm rạng danh con người. Dù là lao động trí óc hay lao động tay chân thì họ đều đóng góp sức lao động chân chính của mình để xây dựng xã hội. Do vậy bất cứ ngành nghề nào cũng đáng được tôn vinh.
Dẫn chứng về các cuộc thi hay danh hiệu mà họ được nhận. Điều đó chứng tỏ những công việc tưởng chừng như bình thường vẫn được tôn vinh nếu người làm việc cố gắng hết sức… Ví dụ: Dương Huy Khải là đầu bếp Việt Nam đầu tiên được vinh danh trên Đại lộ Cordon Bleu, Pháp.
- Khi làm bài, lấy dẫn chứng càng mới, càng gần thời điểm thi càng tốt. Những dẫn chứng đã quá quen thuộc, thường được sử dụng đi sử dụng lại từ trước đến nay trong các bài văn thì không nên tiếp tục sử dụng. Muốn có dẫn chứng mang tính thời sự cần tích cực theo dõi báo, tivi, truy cập nguồn mới nhất từ internet…
- Số lượng dẫn chứng nên phù hợp, nên có 2 dẫn chứng, tối đa là 3 dẫn chứng cho vấn đề nghị luận.
- Dẫn chứng phải là dẫn chứng ở ngoài đời thực, không lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn chương.
- Chú ý lấy dẫn chứng ở trong nước trước rồi mới đến nước ngoài.
- Tuyệt đối không lấy dẫn chứng kiểu chung chung, sáo rỗng hoặc không liên quan đền vấn đề đang bàn luận.
- Sự sáng tạo luôn được đánh giá cao.
Xem thêm: |
Suzy