Sau khi các trường công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển, bên cạnh những bên đỗ vẫn còn những bạn không may trượt nguyện vọng vào ĐH. Nhiều bạn thường có suy nghĩ tiêu cực trượt Đại học là chấm dứt tương lai. Tuy nhiên, bạn phải biết rằng Đại học không phải con đường duy nhất và vẫn còn nhiều hướng đi khác để những thí sinh rớt Đại học lựa chọn.
Nếu trong đợt 1 này, bạn trượt tất cả các nguyện vọng, bạn hoàn toàn có thể tham gia xét tuyển ĐH đợt bổ sung hoặc xét học bạ vào những trường còn đợt xét tuyển. Hiện tại đã có 1 vài trường thông báo xét bổ sung.
Bộ GD&ĐT quy định điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) đợt 2 không được thấp hơn đợt 1. Các ngành đều có điểm chuẩn bằng hoặc hơn trong đợt xét tuyển thứ 2. Tuy nhiên, thí sinh nên cân nhắc kỹ trước việc đợi xét bổ sung bởi các ngành thiếu chỉ tiêu xét bổ sung thường là những ngành kén thí sinh. Từng trường lại yêu cầu hồ sơ khác nhau trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thí sinh sẽ phải điền mẫu đơn đăng ký theo yêu cầu riêng của từng trường. Các bạn theo dõi trên website của trường để hoàn thiện hồ sơ đúng yêu cầu.
Ngoài việc tham gia xét đợt bổ sung, thí sinh cũng có thể xét học bạ vào những trường vẫn còn thời gian nhận hồ sơ học bạ.
Rớt ĐH năm nay không có nghĩa là bạn không được quyền thi tiếp vào năm sau. Năm tới, bạn có thể thi THPT quốc gia với tư cách thí sinh tự do và đăng ký những tổ hợp mà trường ĐH xét tuyển. Không giống thi lại tốt nghiệp, thường các trường ĐH không nhận kết quả bảo lưu điểm thi nên năm tới muốn vào ĐH, bạn sẽ thi các môn mà ngành đó yêu cầu.
Chẳng hạn: Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của ĐH Văn hóa TP.HCM xét tuyển tổ hợp C00. Năm sau thi lại bạn chỉ cần thi 3 môn trong tổ hợp C00 mà thôi.
Học Cao đẳng cũng là một sự lựa chọn không tồi dành cho những bạn trượt ĐH đợt 1. Các trường Cao đẳng thường chỉ cần thí sinh tốt nghiệp THPT là có thể theo học. Ở VN cũng có rất nhiều trường Cao đẳng chất lượng, đào tạo những ngành HOT và đang nhận hồ sơ nhập học.
Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch xét tuyển thẳng những thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký online TẠI ĐÂY
Với những gia đình có điều kiện, đi du học là gợi ý khá ổn. Tuy nhiên, nếu chỉ vì muốn "lấy le" với bạn bè mà ngay lập tức chọn bừa một trường nào đấy ở nước ngoài để đi du học thì bạn nên suy nghĩ lại. Trước mắt, bạn cần tập trung học ngoại ngữ và tìm hiểu cả những kỹ năng sống tại đất nước mà bạn định đi học. Nghiên cứu kỹ càng chọn một ngôi trường phù hợp vì đây sẽ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời bạn.
Nhiều bạn thường không thích học nghề, cho rằng việc này không có tương lai và thua kém với các bạn học Đại học. Nhưng đây lại là cách tốt giúp những bạn trượt ĐH tìm một ngành nghề để lo cho cuộc sống và tương lai.
Theo quy định thì dạy nghề hiện tại có 3 cấp độ đào tào là: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Tùy từng cấp độ mà thời gian đào tạo khác nhau: Sơ cấp nghề khoảng từ 3 – 6 tháng, Trung cấp nghề là từ 1 – 2 năm và Cao đẳng nghề là từ 2 – 3 năm. Các trường dạy nghề sẽ do Bộ Lao động, thương binh và xã hội quản lý.
Để học nghề bạn chỉ cần tốt nghiệp THCS là đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển. Khi học nghề, bạn nên chú ý chọn các ngành nghề phù hợp với bản thân và cơ hội nghề nghiệp sau này. Sau khi học nghề xong, bạn cũng có thể học liên thông lên nếu muốn.
Hiện tại cũng có rất nhiều trung tâm, trường dạy nghề khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi chọn:
Nếu trượt ĐH, bạn có thể chuyển sang hướng mới như đi làm. Có rất nhiều công việc hiện nay chỉ cần những bạn có bằng tốt nghiệp cấp 3. Tuy nhiên, do không có bằng cấp nên thường bạn sẽ làm những công việc chân tay và nhận những mức lương thấp. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, hãy cố gắng trau dồi và có thể kết hợp vừa đi làm vừa học để nâng cao kiến thức. Với cách này, bạn có thể tự mình kiếm được tiền và sống độc lập mà không phải nhờ đến sự giúp đỡ từ người thân.
Suzy