Đăng ký dự thi trung học phổ thông tại địa điểm do các sở GD&ĐT quy định. Thời gian đăng ký dự thi thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.
2. Đối tượng tuyển sinh
Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh) có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Trường được Ban Tuyển sinh quân sự cấp trung đoàn và tương đương lập hồ sơ sơ tuyển đối với các thí sinh đủ tiêu chuẩn, gửi hồ sơ sơ tuyển về trường theo đúng quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân), số lượng đăng ký dự tuyển không hạn chế.
3. Phạm vi tuyển sinh
Tuyển sinh trong cả nước.
4. Phương thức tuyển sinh
4.1. Phương thức xét tuyển
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh Giỏi bậc THPT;
Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT;
Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào học bạ THPT;
Phương thức 4: Xét tuyển từ kết quả đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức;
4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
* Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh Giỏi bậc THPT
Theo quy định của Bộ GD&ĐT;
Đối tượng là học sinh giỏi bậc THPT (thí sinh tốt nghiệp THPT, đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12) và có 1 trong các điều kiện sau:
Tham gia kỳ thi học sinh Giỏi bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt giải Nhất, Nhì, Ba thuộc môn Toán;
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 55 trở lên (còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển);
Có kết quả đánh giá năng lực quốc tế SAT từ 1.068 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 1.600 điểm);
Có kết quả thi đánh giá năng lực quốc tế ACT từ 18 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 36 điểm);
* Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo quy định của Bộ GD&ĐT và có kết quả điểm các môn thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển của trường.
* Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào học bạ THPT
Tổng điểm chung từng năm học THPT đạt từ 7,0 điểm trở lên và điểm tổng kết các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường từng năm học đạt từ 7,5 điểm trở lên.
* Phương thức 4: Xét tuyển từ kết quả đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức
Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 75 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 150 điểm);
Có kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Tp. HCM từ 600 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 1.200 điểm);
4.3. Chính sách ưu tiên va xét tuyển thẳng
Xem chi tiết ở mục 1.8 trong đề án tuyển sinh của trường tại đây.
5. Học phí
Sinh viên sẽ không phải đóng học phí trong suốt quá trình học tập.