CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Cập nhật: 26/09/2024

A. GIỚI THIỆU

  • Tên trường: Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
  • Tên tiếng Anh: University of Languages and International Studies (ULIS)
  • Mã trường: QHF
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Tại chức - Văn bằng hai - Liên kết quốc tế
  • Địa chỉ: Số 2 Đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
  • SĐT: (+8424).3754.7269
  • Email: dhnn@vnu.edu.vn
  • Website: http://ulis.vnu.edu.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/vnu.ulis/

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2023 (Dự kiến) 

I. Thông tin chung

1. Thời gian và hồ sơ xét tuyển

  • Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển;
  • Phương thức 2: Xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ;
  • Phương thức 3: Xét bằng kết quả bài thi ĐGNL;
  • Phương thức 4: Xét bằng kết quả thi THPT.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

a. Phương thức 1

Điều kiện tiên quyết: Yêu cầu bắt buộc cho tất cả các nhóm đối tượng dưới đây là Tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN quy định.

- Nhóm đối tượng 1: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

(1) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc;

(2) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ;

(3) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN (trừ môn Ngoại ngữ) và điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7,0 trở lên;

(4) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.

- Nhóm đối tượng 2: Xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN

(1) Thí sinh là thành viên tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế;

(2) Thí sinh là thành viên trong đội tuyển quốc gia dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế;

(3) Thí sinh là học sinh hệ chuyên thuộc ĐHQGHN và hệ chuyên/lớp chuyên của các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường THPT trọng điểm quốc gia đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

c) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN môn Ngoại ngữ.

d) Có điểm trung bình chung học tập mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

- Nhóm đối tượng 3: Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

(1) Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ;

(2) Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN (trừ môn Ngoại ngữ) và điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7,0 trở lên;

(3) Thí sinh đạt giải Tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.

- Nhóm đối tượng 4: Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN

Thí sinh có học lực Giỏi và đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

(1) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

(2) Thí sinh là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên;

(3) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN và điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên;

(4) Thí sinh là học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN và đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

c) Có kết quả thi Đánh giá năng lực bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 90 điểm (thang điểm 150).

d) Có điểm trung bình chung học tập mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

b. Phương thức 2: 

  • Thí sinh có chứng chỉ VSTEP B2 trở lên do Trường ĐHNN, ĐHQGHN tổ chức và có tổng điểm thi THPT 02 môn còn lại >= 14 điểm. Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm tiếng Anh, thí sinh phải có chứng chỉ VSTEp C1 trở lên;
  • Thí sinh có chứng chỉ A-level trong đó bắt buộc có môn Toán/ Ngữ văn. Mức điểm mỗi môn thi >= 60/ 100 điểm;
  • Thí sinh có chứng chỉ SAT >= 1100/1600;
  • Thí sinh có chứng chỉ ACT >= 22/36;
  • Thí sinh có chứng chỉ IELTS >= 5,5 hoặc TOEFL iBT >= 72 và có tổng điểm thi THPT 02 môn còn lại trong THXT >= 14 điểm;
  • Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế ngoài tiếng Anh và có tổng điểm thi THPT 02 môn còn lại trong THXT >= 14 điểm.

c. Phương thức 3: 

  • Kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQGHN >= 80/150, điểm thi THPT môn Ngoại ngữ 2024 >= 6,0 điểm.
  • HĐTS căn cứ vào kết quả thi ĐGNL của ĐHQG và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.

d. Phương thức 4:

  • Nhà trường sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả kỳ thi THPT năm 2024.

5. Học phí

Học phí chuyên ngành*

  • 2.500 USD/năm (học tại Việt Nam) ~ tương đương 60.000.000đ/năm học 
  • 29.300 USD/năm (học tại Hoa Kỳ)

* KHÔNG thay đổi, chỉ thay đổi theo tỉ giá USD từng giai đoạn

Học phí khóa học Tiếng Anh tăng cường (2 cấp độ)

  • 22.600.000đ / 2 cấp độ.

II. Các ngành tuyển sinh 

STT Tên ngành Mã ngành Chỉ tiêu (Dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển
I Các chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ
1 Ngôn ngữ Anh 7220201 560 D01
D78
D90
D14
2 Ngôn ngữ Nga 7220202 70 D01
D78
D90
D02
3 Ngôn ngữ Pháp 7220203 150 D01
D78
D90
D03
4 Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 270 D01
D78
D90
D04
5 Ngôn ngữ Đức 7220205 100 D01
D78
D90
D05
6 Ngôn ngữ Nhật 7220209 270 D01
D78
D90
D06
7 Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 250 D01
D78
D90
DD2
8 Ngôn ngữ Ả Rập 7220211 30 D01
D78
D90
D14
9 Văn hóa & Truyền thông xuyên quốc gia 7220212QTD 50
II Các chương trình đào tạo ngành Sư phạm
1 Sư phạm Tiếng Anh 7140231 150 D01
D78
D90
D14
2 Sư phạm Tiếng Trung Quốc 7140234 25 D01
D78
D90
D04
3 Sư phạm Tiếng Đức 7140235 25 D01
D78
D90
D05
4 Sư phạm Tiếng Nhật 7140236 25 D01
D78
D90
D06
5 Sư phạm Tiếng Hàn Quốc 7140237 25 D01
D78
D90
DD2
III Chương trình đào tạo quốc tế
1 Kinh tế - Tài chính 7903124 350 D01
D78
D14
A01

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

C. ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM

STT Ngành

Năm 2021

Năm 2022

(Xét tuyển theo KQ thi tốt nghiệp THPT)

Năm 2023

(Xét tuyển theo KQ thi tốt nghiệp THPT)

Năm 2024

(Xét tuyển theo KQ thi tốt nghiệp THPT)

1

Ngôn ngữ Anh

 

35,57

35,55 

36.99

2

Ngôn ngữ Anh (Chất lượng cao)

36,90

 

 

 

3

Sư phạm tiếng Anh

38,45

38,1

37.21

38.45

4

Ngôn ngữ Nga

35,19

31,2

33,30

34.24

5

Sư phạm tiếng Nga

 

 

 

 

6

Ngôn ngữ Pháp

 

32,99

34,12

34.53

7

Ngôn ngữ Pháp (Chất lượng cao)

25,77

 

 

 

8

Sư phạm tiếng Pháp

       

9

Ngôn ngữ Trung Quốc

 

35,32

35,55

37.00

10

Ngôn ngữ Trung Quốc (Chương trình Chất lượng cao)

37,13

 

 

 

11

Sư phạm tiếng Trung Quốc

38,32

38,46

35,90

37.85

12

Ngôn ngữ Đức

 

32,83

34,35

35.82

13

Ngôn ngữ Đức (Chất lượng cao)

35,92

 

 

 

14

Sư phạm tiếng Đức

  32,98   36.94

15

Ngôn ngữ Nhật

  34,23 34,65 35.40

16

Ngôn ngữ Nhật (Chương trình Chất lượng cao)

36,53

 

 

 

17

Sư phạm tiếng Nhật

37,33

35,27

35,61

37.21

18

Ngôn ngữ Hàn Quốc

  34,92 35,40 36.38

19

Ngôn ngữ Hàn Quốc (Chương trình Chất lượng cao)

36,83

 

 

 

20

Sư phạm tiếng Hàn Quốc

37,70

35,29

36,23

37.31

21

Ngôn ngữ  Ả Rập

34,00

30,49

33.04

33.42

22

Kinh tế - Tài chính

26,00

24,97

26,68

26.75

23

Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia

 

 

34,49

36.50

Lưu ý:

  • Điểm trúng tuyển là tổng điểm của 3 bài thi trong tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển (điểm môn Ngoại ngữ tính hệ số 2) và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có). Mỗi ngành học chỉ có một điểm trúng tuyển, không phân biệt điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp.
  • Trường hợp các thí sinh bằng điểm trúng tuyển ở cuối danh sách, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên xét trúng tuyển cho thí sinh có thứ tự nguyện vọng (TT NV) cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). 

D. MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Khu A1 Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Toàn cảnh Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội từ trên cao

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: tuyensinhso.com@gmail.com

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật