Đối với phương thức xét theo kết quả thi THPT (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Đối với phương thức xét học bạ (bắt đầu từ 1/3/2024).
2. Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
3. Phạm vi tuyển sinh
Tuyển sinh trong cả nước.
4. Phương thức tuyển sinh
4.1. Phương thức xét tuyển
Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024;
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT;
Phương thức 3: Xét học bạ THPT học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
* Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT
Tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).
Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Đạt từ 15 điểm trở lên và không có môn thi trong tổ hợp bị liệt.
* Phương thức 2: Xét điểm học bạ THPT
Tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về trước.
Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên ( các môn trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 điểm).
* Phương thức 3: Xét điểm học bạ THPT học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12
Tốt nghiệp THPT năm 2024 (hoặc tương đương).
Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 3 môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên (các môn trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 điểm)
Chú ý:
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT của các ngành: Công tác Thanh thiếu niên, Công tác xã hội, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Quản lý nhà nước, Tâm lý học là 20 điểm
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT của ngành Luật là 23 điểm
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT của ngành Quan hệ công chúng là 24 điểm.
4.3. Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng
Theo quy chế tuyển sinh Đại học chính quy của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
5. Học phí
Học phí của Học viện Thanh niên Việt Nam: Học viện áp dụng mức học phí và lộ trình tăng học phí cho từng năm theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.