Hiện Bộ GGD&ĐT đang lấy ý kiến xã hội về dự thảo phương án thi tốt nghiệp năm 2025. Có tất cả 11 môn là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Giáo dục kinh tế và pháp luật nằm trong danh sách các môn thi tốt nghiệp.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Có 3 phương án thi. Trong mỗi phương án đều có môn bắt buộc và môn tự chọn.
1. Phương án 4+2 tức là 4 môn thi bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn lựa chọn.
Ưu điểm là thi hết được 4 môn học bắt buộc trong chương trình nhưng lại làm tăng áp lực thi cử, gây tốn kém về nguồn lực con người và tài chính hơn do số buổi thi tăng lên. Thêm nữa là trong phương án 1, với 4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ, số môn xã hội nhiều hơn số môn tự nhiên, sẽ không công bằng cho các thí sinh.
2. Phương án 3+2 tức là 3 môn thi bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn lựa chọn
Ưu điểm là giảm được áp lực so với phương án 1 và được gần 69% trong hơn 200 lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn thuộc sở Giáo dục và Đào tạo bình chọn.
3. Phương án 2+2 tức là 2 môn thi bắt buộc: Ngữ văn, Toán và 2 môn lựa chọn.
Ưu điểm giảm áp lực nhất, tiết kiệm nhất so với 2 phương án trên. Tuy nhiên, môn Ngoại ngữ không phải là môn thi bắt buộc, liệu có ảnh hưởng đến chất lượng học ngoại ngữ của các địa phương? Nếu không bắt buộc thi thì các địa phương không đầu tư cho phát triển môn học được coi là công cụ để hội nhập này.
Lựa chọn phương án nào thì Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Xem thêm: |
Jennie