Các bạn trẻ cần biến việc học ngoại ngữ trở nên thật gần gũi với cuộc sống thường ngày. Việc thực hành mỗi ngày, xác định rõ mục tiêu học tập, tránh sự trì hoãn cũng như kiên trì trên hành trình học tiếng Anh có thể giúp học sinh sinh viên đạt được mục tiêu đã đề ra.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Nguyên tắc này bao gồm các yếu tố:
- Specific (tính cụ thể): Mục tiêu càng cụ thể càng cho chúng ta biết được chính xác những gì cần theo đuổi để đạt được mục tiêu đó. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi mục tiêu càng rõ ràng, tính khả thi của mục tiêu đó càng cao.
- Measurable (đo lường được): Nguyên tắc này liên quan tới những con số. Một mục tiêu có thể cân đo đong đếm chắc chắn là một mục tiêu đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để lên kế hoạch hoàn thành. Những con số mà chúng ta đặt ra cho mục tiêu giống như một bàn đạp tinh thần vững chắc, chúng thúc đẩy và truyền động lực để thực hiện.
- Achievable (khả năng thực hiện): Tức là mục tiêu đó phải có khả năng thực hiện, không xa rời, phi thực tế. Hãy hiểu về khả năng của bản thân trước khi đưa ra một mục tiêu nào đó, nếu không sẽ rất dễ khiến chúng ta bỏ cuộc.
Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu đọc hết 2 cuốn sách Tiếng Anh mỗi ngày, đây là một mục tiêu rất không khả thi. Nếu đặt ra mục tiêu xa vời như vậy, bạn sẽ chỉ suốt ngày cầm sách đọc cho xong 2 cuốn mà khó để tâm, khó hiểu hết được nội dung. Như vậy, mục tiêu không hiệu quả và đồng thời sẽ khó có thời gian để làm việc gì khác. Việc này chắc chắn không thể kéo dài và khiến bạn dễ dàng bỏ cuộc.
- Realistic (tính thực tế): Mục tiêu sẽ khó có thể thực hiện được nếu thiếu đi tính thực tế. Một người không đủ sức khỏe, thời gian, không gian sinh hoạt, phương tiện hỗ trợ,... thì không thể làm việc gì đó được. Do đó, cần đảm bảo có đủ điều kiện thực tế để thực hiện mục tiêu.
- Time-bound (khung thời gian): Bạn nên vạch ra rõ ràng mục tiêu thực hiện trong bao lâu? Mốc thời gian kết thúc? Thời gian như vậy đã phù hợp chưa?
Ít nhất bạn có thể dành 20 - 30 phút mỗi ngày để học ngoại ngữ. Có nhiều thời gian hơn, các bạn có thể ứng dụng phương pháp Pomodoro: học theo chu kỳ 25 phút tập trung học, sau đó nghỉ ngơi 5 phút, sau 4 chu kỳ thì nghỉ dài hơn từ 15 - 30 phút.
Tận dụng thời gian rảnh để nghe podcast tiếng Anh, học từ vựng qua ứng dụng di động hoặc đọc sách. Ngoài ra bạn cũng có thể xem phim Tiếng Anh, nghe những chương trình yêu thích bằng Tiếng Anh, trò chuyện trực tuyến với người ngoại quốc để tăng khả năng ngôn ngữ...
Học sinh sinh viên nên học các chủ đề liên quan đến ngành học hoặc chủ đề mình thường xuyên làm việc, tương tác mỗi ngày, giúp dễ tiếp thu hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các ứng dụng như Duolingo để học từ vựng mỗi ngày, ELSA Speak có thể giúp cải thiện phát âm. Bạn có thể thực hiện các bài tập ngữ pháp từ sách hoặc website uy tín, như Cambridge English hoặc Grammarly.
Mạnh dạn viết email, thuyết trình, giao tiếp với đồng nghiệp, bạn bè hay người nước ngoài bằng tiếng Anh để gia tăng sự tự tin. Đừng lo sai bởi chính điều này dễ khiến bạn trở nên tự ti, ngại giao tiếp và trình bày đấy.
Xem thêm: |
WY