Việc mắc lỗi khi làm bài trắc nghiệm sẽ ảnh hướng trực tiếp tới quyền lợi của thí sinh. Có những lỗi sau rất nhiều thí sinh hay mắc phải, bạn cần lưu ý.
Thí sinh không tô số báo danh, tô nhầm số báo danh người khác, hoặc tô không đúng quy cách, tô số báo danh không tồn tại khiến hệ thống không thể nhận biết được Nhiều thí sinh còn tô nhầm thành số báo danh của thí sinh vắng mặt
Còn nếu thí sinh không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có hoặc tô sai quy định cũng khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.
Khi tô vào Phiếu trả lời trắc nghiệm, bạn bắt buộc phải dùng bút chì để tô, không được dùng bút mực, bút bi. Trên phiếu trả lời trắc nghiệm cũng chỉ được dùng một thứ màu, nếu dùng hai màu mực thì bài sẽ vi phạm quy chế thi và có thể không được chấm.
Khi chọn được đáp án để trả lời, thí sinh phải tô kín diện tích ô tròn, tô đủ đậm để nhận điện được đáp án. Tốt nhất, thí sinh nên dùng bút chì gỗ mềm như từ 2B đến 4B để tô đẹp, nhanh và dễ tẩy xóa nếu sai.
Khi chọn một đáp án nhưng lại cảm thấy sai và muốn chọn đáp án khác, bạn bắt buộc phải tẩy đáp án cũ đi rồi mới tô đáp án mới. Vì bài thi trắc nghiệm được chấm bằng máy, nếu tẩy không sạch đáp án cũ, máy sẽ nhầm lẫn thí sinh chọn 2 đáp án và như thế là vi phạm quy chế, không được tính điểm.
Nhiều thí sinh khi làm bài trắc nghiệm có thói quen khoanh tròn gạch đánh dấu vào đáp án. Nếu trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, bạn không tô hết diện tích ô tròn mà chỉ gạch chéo, đánh dấu ký hiệu riêng thì đáp án đó sẽ không được chấp nhận.
Không biết do vô tình hay hữu ý, không ít thí sinh tô đến 2 đáp án trên một phiếu trả lời trắc nghiệm, như vậy là không hợp lệ, không tính điểm. Ngoài ra, một số bạn sợ sai nên chọn đáp án trên đề thi mà quên tô vào phiếu trả lời. Đến khi gần hết giờ, tâm lý vội vàng, không vững nên tô không kịp và có khi tô nhầm đáp án này sang đáp án khác.
Suzy