CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

6 sự thật về ngành Báo chí thí sinh cần biết trước khi chọn ngành

Cập nhật: 15/03/2023

Báo chí đang là ngành cực HOT hiện nay, thu hút nhiều thí sinh quan tâm. Vậy cùng tìm hiểu về ngành học này với Tuyển sinh số nhé. 

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. 

1. Ngành học có điểm chuẩn cao chót vót

Theo thống kê năm 2022, báo chí là một trong những ngành có điểm chuẩn cao ngất ngưởng trong tất cả các ngành. Điểm chuẩn vào ngành này ở mức cao kỷ lục, đơn cử như thí sinh phải đạt 29,9 điểm khối C00 mới có thể đỗ vào ngành Báo chí của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm chuẩn nhóm ngành Báo chí cũng thuộc hàng top, chuyên ngành Báo truyền hình với 37,19 điểm xét tổ hợp D78, R26.

Theo phân tích dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, cả nước có 53 thí sinh đạt từ 29 điểm khối C00 trở lên, thủ khoa là thí sinh ở thành phố Bắc Ninh với 29,75 điểm. Với mức điểm này, thủ khoa khối C toàn quốc năm 2022 khó mà có thể trúng tuyển nếu không có điểm ưu tiên đối tượng, bởi chỉ đạt 29,75 điểm (thấp hơn điểm chuẩn ĐH Khoa học XH&NV 0,15 điểm).

2. Học báo chí không nhất thiết phải trở thành nhà báo

Nhiều bạn trẻ cho rằng học báo chí sau này chỉ có thể trở thành phóng viên, nhà báo tại các trang tin tức hay tòa soạn báo. Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp của ngành báo chí lại rất đa dạng và rộng mở. 

Sau khi theo học ngành Báo chí, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:

– Thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình;

– Làm cán bộ nghiên cứu – giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng;

– Làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lí thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lí luận và kĩ năng nghiệp vụ báo chí;

– Chuyên viên tại các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, làm nhân viên truyền thông, quan hệ công chúng (PR),…

3. Học báo chí nhất định phải giỏi Văn?

Tất nhiên, với ngành Báo chí, nếu bạn học tốt môn Văn cũng là một lợi thế. Tuy nhiên, đó chưa phải điều kiện đủ để theo đuổi ngành siêu HOT này. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được trau dồi về ngôn ngữ, văn phong báo chí và từ đó phát triển bản thân rất nhiên. Từ cấp 3, thí sinh không nhất thiết phải học quá tốt môn Văn mà có thể rèn luyện dần trong quá trình theo học tại trường Đại học. Với ngành báo chí, khả năng tư duy, sáng tạo, kiến thức sâu rộng, bản lĩnh vững vàng là tố chất rất cần thiết hơn cả. 

4. Học báo chí bắt buộc chỉ thi khối C

Với các bạn theo khối C00, báo chí là một trong những ngành rất đáng để lựa chọn. Tuy nhiên, hiện nay, các trường ĐH tuyển sinh rất đa dạng. Không chỉ khối C, nhiều trường còn tuyển sinh các tổ hợp khối khác, tăng thêm nhiều cơ hội cho thí sinh. 

Chẳng hạn như ở ĐH Khoa học Xã Hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia HN) tuyển sinh ngành Báo chí với tổ hợp A01, D01, C00, D04, D78... Ở ĐH Văn hóa HN, xét tuyển tổ hợp C00, A00, D01... cho ngành Báo chí. ĐH Khoa học XH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển sinh tổ hợp C00, D14, D01 cho ngành Báo chí... 

5. Trên 90% sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng

Theo chia sẻ của tiến sĩ Triệu Thanh Lê, Trưởng khoa báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, sinh viên tốt nghiệp ngành báo chí tìm được việc làm nhanh chóng sau khi ra trường và được các cơ quan tuyển dụng đánh giá tốt về năng lực làm việc.

"Nhu cầu của xã hội đối với nghề báo và truyền thông luôn cao. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng là khoảng trên 90%. Vì vậy số lượng hồ sơ nộp thi vào ngành báo chí rất nhiều, thường cao gấp 10 so với khả năng tiếp nhận, thậm chí có năm cao gấp 20 lần”, tiến sĩ Triệu Thanh Lê cho hay. 

6. Con gái không nên học báo chí vì vất vả?

Đây là quan niệm có phần phiến diện của nhiều người. Thực chất, giới trẻ ngày càng năng động, thích thử thách, luôn luôn thích ứng được với những biến đổi của công việc và cuộc sống. Do đó, việc bạn là nam hay nữ theo đuổi ngành Báo chí không quá quan trọng. Trong khi đó, cơ hội nghề nghiệp ngành này cũng đa dạng, có nhiều loại công việc khác nhau, không nhất thiết chỉ là trở thành phóng viên, nhà báo... Tùy theo đam mê và sở thích, sinh viên ngành Báo chí ra trường có thể có theo ngành truyền thông... Ngành này rất phù hợp với con gái. 

Xem thêm: 

Jennie

Tin tức liên quan

[THÔNG BÁO] trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn miễn 100% học phí năm 2024 09:49 14/07/2023 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn công bố thông tin học phí, mã trường, điều kiện xét tuyển... [CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch] Chắc suất Cử nhân Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT 2024 16:14 08/06/2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang là địa chỉ đào tạo nhóm ngành Y Dược tại khu vực Tp.... Trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án 00:04 24/11/2024 Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học bắt buộc tại các trường Đại học hiện nay. Bộ câu hỏi trắc nghiệm... Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT dự kiến nâng ngưỡng xét tuyển đầu vào ngành Y và Sư phạm 18:44 23/11/2024 Ngày 22/11, Bộ GD&ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển... Những thông tin mới nhất về kỳ thi Đánh giá năng lực ĐH Sư phạm HN 2025 18:43 22/11/2024 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa đưa ra thông báo mới nhất về kì thi đánh giá năng lực (kì thi SPT)... 2k7 thi tốt nghiệp như thế nào? 19:09 21/11/2024 2k7 thi tốt nghiệp như thế nào? Đến nay, đã có nhiều thông tin chính thức từ Bộ GD&ĐT về các môn... Nhiều trường ĐH lớn đã có thông tin về phương thức tuyển sinh 2025 18:45 16/10/2024 ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch... đã có thông tin ban đầu về các phương thức...
Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật