Cuộc sống xa nhà, cuộc sống trên giảng đường Đại học có khá nhiều vấn đề mà bạn sẽ phải đối mặt. Vậy cách giải quyết là gì?
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Học Đại học có nhiều khác biệt so với học cấp 3 nên nhiều bạn khi vừa bước chân vào giảng đường sẽ bị choáng ngợp hoặc không quen với cách giảng dạy nên học tập sa sút. Nhiều môn học khác biệt, nặng lý thuyết và hơi hướng trừu tượng khiến tân sinh viên khó hiểu, không quen, dần dần chán nản, sa sút. Nhiều bạn còn cố gắng nhồi nhét tín chỉ mà chưa biết lượng sức mình dẫn tới việc ngập ngụa trong môn học và stress với vấn đề học tập.
=>> Sắp xếp thời gian học tập hợp lý. Biết giới hạn của bản thân. Tập trung nghe giảng trên lớp, chỗ nào không hiểu hỏi giảng viên ngay. Không nên để tới khi thi mới nhồi nhét kiến thức mà nên học ngay từ đầu để không bị dồn dập và stress.
Nhiều bạn tân sinh viên mới lần đầu tiên tự lập, sống xa nhà và được cho một khoản tiền để chi tiêu sinh hoạt, ăn uống, đóng tiền nhà... Tuy nhiên, bạn lại không làm chủ được mình, chi tiêu phóng tay, không hợp lý, mất kiểm soát dẫn tới chưa tới cuối tháng mà đã hết tiền.
=>> Vạch ra kế hoạch chi tiết phù hợp cho từng tháng. Những khoản nào thực sự cần thiết mới mua và nên có một khoản dự phòng các trường hợp xấu. Ngoài ra, sinh viên cũng cần hạn chế lướt shopee, tiktok... bởi khi lướt các trang mua sắm trực tuyến này bạn dễ bị sa lầy và mua lúc nào không hay.
Khi bước vào cuộc sống sinh viên ở nơi xa lạ, hầu hết sinh viên nào cũng phải đối phó với cảm giác nhớ nhà đặc biệt là đối với những người ở rất xa nhà và trong năm đầu tiên đi học. Mọi thứ xa lạ khiến bạn không biết thích nghi từ đâu, từ chỗ nào. Nhiều bạn còn không chịu được cảm giác nhớ nhà và bỏ học.
=> Hãy liên lạc về nhà hàng ngày bằng cách gọi video call để lấp đầy cảm giác nhớ nhà. Bạn cũng có thể thu xếp thời gian để về thăm gia đình hàng tháng.
Nhiều tân sinh viên chưa biết cách sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt hợp lý do lần đầu được cảm giác xa nhà, tự do bay nhảy, gây ảnh hưởng sức khỏe và học tập. Ví dụ như nhiều bạn tới tận 1-2 giờ sáng mới đi ngủ và kéo theo là dậy muộn tới 10h 11h mới dậy. Như vậy, rất mất thời gian, ảnh hưởng sức khỏe. Không chỉ vậy nó còn khiến bạn bị mệt mỏi, không đảm bảo sức khỏe cho việc học, thậm chí là trốn học chỉ để ngủ.
=>> Ăn ngủ điều độ, có kế hoạch sắp xếp thời gian hợp lý.
Bạn cùng phòng có nhiều vấn đề như dọn dẹp, ăn ở, chi tiêu, bạn trai/bạn gái... cũng là nguyên nhân dẫn tới những vấn đề trong cuộc sống đại học. Sự khác biệt giữa cách sống dễ dẫn tới tranh cãi và không hài lòng về nhau.
=>> Tìm người có cùng cách sống, tư tưởng sống. Nếu không hãy góp ý và trao đổi thẳng thắn với bạn cùng phòng để giải quyết các mâu thuẫn.
Mối quan hệ là tốt, nhưng chúng có thể có 2 mặt. Sự bất đồng giữa các cặp đôi có thể khiến bạn stress và suy sụp. Chia tay thậm chí có thể khiến một số sinh viên trầm cảm hơn, gây xao nhãng việc học.
=>> Biết cách dung hòa mối quan hệ tình cảm. Nếu đó là mối quan hệ toxic, không giúp đỡ được cho cuộc sống cũng như việc học của bạn hãy suy ngẫm lại và đưa ra cách giải quyết hợp lý.
Lựa chọn nghề nghiệp là một quyết định quan trọng và sẽ ảnh hưởng suốt cuộc đời bạn. Một số sinh viên phải lệ thuộc vào quyết định của ba mẹ để rồi dỡ dang trong thời gian học.
=>> Chuyên ngành đại học là quan trọng, nó không hẳn sẽ quyết định lương và nghề nghiệp trong tương lai. Hãy chọn gì gì đó mà bạn thích bởi chính bạn mới là người học. Không những thế, hãy tập trung vào việc đạt được kiến thức và kỹ năng sống.
Xem thêm: |
Won Young