Thương mại điện tử là một ngành không mới nhưng vẫn luôn giữ vị trí HOT, đặc biệt trong thời đại số hóa như hiện nay. Vậy bạn đã biết đầy đủ thông tin về ngành nghề này chưa?
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
1. Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại, theo đó, các hoạt động giao dịch, mua bán, quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.
2. Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử.
3. Những người có đầy đủ kiến thức cũng như thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, hiểu biết trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, bạn có thể cân nhắc rất nhiều vị trí công việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại các vị trí sau:
- Chuyên viên thương mại điện tử: Có trách nhiệm xây dựng các hệ thống thương mại điện tử, các nền tảng kinh doanh trực tuyến tại các cơ quan, doanh nghiệp.
- Chuyên viên kinh doanh trực tuyến: ứng dụng thương mại điện tử vào việc kinh doanh trực tuyến.
- Chuyên viên lập trình ứng dụng: Có nhiệm vụ xây dựng các phần mềm, website, ứng dụng,... giúp quản lý kinh doanh và chăm sóc khách hàng.
- Chuyên viên lập dự án: Hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin.
- Tư vấn viên: Tư vấn, đề xuất các giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, huấn luyện nhân viên để khai thác tối ưu các hệ thống thương mại điện tử ở doanh nghiệp.
- Giảng dạy, đào tạo: Giảng viên giảng dạy, đào tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử.
4. Để hiểu rõ hơn về cách vận hành của các sàn thương mại điện tử, chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu thêm về danh sách những mô hình của thương mại điện tử để có thể dễ dàng tham gia vào ngành hơn.
Hiện tại, chúng ta có 4 mô hình phổ biến nhất bao gồm:
5. Số lượng người tiêu dùng online tăng trưởng nhanh
5 năm qua, thị trường thương mại điện tử khu vực và Việt Nam có sự bùng nổ tăng trưởng mạnh. Đến năm 2027, Việt Nam được dự đoán có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực, khoảng 28% và đạt mức 40 tỷ USD. Đóng góp trung bình của thương mại điện tử vào tổng bán lẻ đã tiếp tục tăng ở mức 15%, với tỷ trọng là 6%. Đây là kết quả nghiên cứu đưa ra trong báo cáo “SYNC Đông Nam Á” về người tiêu dùng số tại Đông Nam Á trong giai đoạn phát triển mới của Meta và Bain & Company, công bố chiều 13/10/2022.
Trong năm qua, Việt Nam ghi nhận thêm 4 triệu người tiêu dùng số, đã có giao dịch mua hàng online. Đặc biệt, cứ 8/10 người trong độ tuổi làm việc đã là người tiêu dùng số. Điều này đồng nghĩa Việt Nam đang có 60 triệu người tiêu dùng số.
6. Người tiêu dùng có xu hướng yêu thích mua sắm online
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và đại dịch vừa qua đã làm thay đổi thói quen mua sắm của nhiều người. Mua sắm online giúp tiết kiệm thời gian so với việc phải đến trực tiếp cửa hàng và thanh toán. Không chỉ vậy, rất nhiều sàn thương mại điện tử liên tục đưa ra những mã giảm giá hấp dẫn như freeship hay giảm 5%.... kích thích mua sắm. Tất cả các mặt hàng từ đồ ăn, đồ gia dụng đến thực phẩm chức năng, thời trang... đều có mặt trên sàn thương mại điện tử. Và bạn chỉ cần click "chốt đơn" là có thể nhận hàng hỏa tốc hoặc chờ trong 1-2 ngày mà thôi.
7. Nhiều tỷ phú thế giới hoạt động trong ngành Thương mại điện tử
Những tỷ phú nổi tiếng hàng đầu thế giới và đang sở hữu khối tài sản tỷ đô đều đang hoạt động trong lĩnh vực này như: CEO Jack Ma của Alibaba, Jeff Bezos - CEO của Amazon hay Anthony Tan - CEO của Grab,.... Ngoài ra mỗi ngày có hàng trăm triệu phú tự thân mới nổi khác cũng đang xuất hiện trên thị trường.
8. Sử dụng người có người ảnh hưởng dễ "chốt đơn" hơn
Sử dụng người có tầm ảnh hưởng để gọi ý sản phẩm chính là một hình thức marketing hiệu quả. Theo nghiên cứu, 81% người tiêu dùng đặc biệt tin tưởng những sản phẩm được khuyên dùng bởi bạn bè, người thân và đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Với nhiều người tiêu dùng thường có xu hướng cảm thấy không tự tin về chất lượng sản phẩm mà họ chưa từng mua, việc gợi ý cho họ thông qua những người có sức ảnh hưởng sẽ có tác động trực tiếp đến hành vi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của họ.
9. Sự thật về thương mại điện tử và thiết bị di động
Xem thêm: |
Jennie