Bộ GD&ĐT khẳng định việc lọc ảo chung sẽ giúp giảm bớt thí sinh ảo, không làm mất quyền lợi của thí sinh và quyền tự chủ trong tuyển sinh của các cơ sở giáo dục.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ ngành giáo dục mầm non năm 2022, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ lọc những thí sinh ảo chung cho tất cả phương thức tuyển sinh của các trường đại học sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT.
Bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết: Phân tích số liệu trong vài năm gần đây, hiện tượng tỷ lệ thí sinh trúng tuyển nhưng nhập học ngày càng giảm. Nhiều trường ĐH xét tuyển bằng các phương thức khác ngoài phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm, làm thí sinh mất cơ hội nhập học ở các trường yêu thích hơn hoặc phải nộp tiền để giữ chỗ khiến dư luận tranh cãi.
Mặt khác, trong trường hợp thí sinh xét tuyển bằng học bạ vào nhiều trường khác nhau thì phải chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ. Sau đó các trường THPT phải mất thời gian sao in chứng thực kết quả học tập cho thí sinh gây lãng phí cho thí sinh và xã hội; các cơ sở đào tạo mất thêm thời gian cập nhật kết quả học tập của thí sinh để xét tuyển, một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả học tập để sơ tuyển không có dữ liệu chính xác dẫn đến còn tồn tại khá nhiều sai sót trong xét tuyển.
Do thí sinh xét tuyển và trúng tuyển cùng lúc vào nhiều trường bằng nhiều phương thức nên tỷ lệ thí sinh ảo rất cao. Hệ quả là thí sinh “giữ chỗ” làm mất cơ hội của nhiều thí sinh khác. Các trường không xác định được tỷ lệ thí sinh nhập học dẫn đến tuyển sinh vượt chỉ tiêu, chất lượng tuyển sinh không hoàn toàn đảm bảo do không xét tuyển cùng một thời điểm (trường không có điều kiện để lựa chọn các thí sinh có chất lượng tốt hơn). Đặc biệt, một số cơ sở đào tạo xét thí sinh trúng tuyển nhưng không đưa lên hệ thống để loại các thí sinh này ra khỏi danh sách dự tuyển, làm ảnh hưởng đến kết quả lọc ảo chung của toàn hệ thống.
Để hạn chế tình trạng trên, Bộ GD&ĐT dự kiến thực hiện lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển trong xét tuyển đợt 1. Các trường tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc xét tuyển, quyết định điểm trúng tuyển và đưa lên hệ thống để lọc ảo. Thí sinh vẫn có thể xét tuyển và biết được khả năng mình trúng tuyển vào nhiều trường (không làm giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh). Thực chất, hệ thống của Bộ GD-ĐT không xét tuyển mà chỉ hỗ trợ sắp xếp nguyện vọng của các thí sinh dựa trên các ưu tiên của các em, để lựa chọn ra nguyện vọng cao nhất mà các em có thể trúng tuyển. Theo đó, thí sinh sẽ trúng tuyển một nguyện vọng tốt nhất trong khả năng của mình, đồng thời hạn chế tối đa số lượng thí sinh ảo.
Lịch xét tuyển chung đợt 1 cơ bản không thay đổi so với các năm trước. Hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo chung cũng không làm thay việc xét tuyển của các trường, không ảnh hưởng đến quyền tự chủ xét tuyển của các trường. Tuy nhiên, thời gian các trường có thể công bố danh sách thí sinh trúng tuyển và yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học có thể chậm hơn 2 - 3 tuần so với các năm trước, nhưng mang lại lợi ích lớn hơn cho thí sinh và cho toàn hệ thống.
Tất nhiên, hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo chung không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng thí sinh ảo do việc thí sinh đi du học hay chọn học các trường nghề không nằm trong hệ thống, nhưng đó chỉ là tỉ lệ nhỏ.
“Nguyên tắc thí sinh “chỉ đỗ 1 nguyện vọng duy nhất” vừa đảm bảo quyền lợi của thí sinh (theo nguyện vọng ưu tiên nhất), bởi nếu thí sinh đỗ nhiều nguyện vọng mà chỉ nhập học 1 nguyện vọng sẽ lấy mất cơ hội của một số thí sinh khác.
Xem thêm: |
Jennie