Lên ĐH, các sinh viên đa phần được được cho một khoản tiền để chi tiêu trong tháng. Tuy nhiên, thực tế rằng có không ít sinh viên luôn "cháy túi" dịp cuối tháng. Làm thế nào để quản lý chi tiêu, tiết kiệm tiền, cách tiết kiệm tiền cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất?
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Với sinh viên năm nhất, lần đầu tiên xa nhà và sống tự lập, việc phải tự chi tiêu, mua sắm là điều khá khó khăn. Bởi trong tay có tiền, nhiều bạn sẽ mua sắm vô tội vạ, không biết cách quản lý tài chính. Vì thế, khi nhận được tiền trợ cấp hàng tháng từ bố mẹ, các sinh viên nên vạch rõ ràng kế hoạch của tháng đó, cần gì, nên mua gì.
Nếu không vạch rõ kế hoạch, sinh viên rất dễ mua thêm những thứ bản thân muốn mà chưa thực sự cần thiết. Bạn ước tính tháng này chỉ được tiêu hết chừng này, còn chừng này sẽ để dành đến cuối tháng. Khoản đó bạn cất trong thẻ ATM hoặc để dành ở một chỗ khác (không phải trong ví). Càng ước đoán chi tiêu vào đầu mỗi tháng chính xác bao nhiêu thì số tiền tiết kiệm được càng nhiều.
Việc ghi chép lại các khoản chi tiêu từng ngày, từng tháng là một việc làm mang tính khoa học. Bởi vì chỉ có như thế bạn mới kiểm soát được xem mình đã bỏ tiền ra cho những khoản nào, tiêu nhiều tiền nhất, phung phí nhất ở đâu. Hoạt động ghi chép giúp sinh viên lên phương án khi bị tiêu quá tay và cũng rút kinh nghiệm được cho những tháng sau.
Thói quen lướt các sàn thương mại điện tử và cho thêm vào giỏ hàng chắc hẳn ai cũng thích. Tuy nhiên, phải nhìn nhận về thực tế, việc tiêu tốn vào nhiều sản phẩm chưa thực sự cần thiết dễ biết bạn "đau ví" lắm đấy. Các sàn thương mại đều mở các đợt sale lớn hàng tháng. Lúc này bạn có thể mua theo những thứ đã lên danh sách. Tuy nhiên, phải chắc chắn "cầm lòng" được trước những sản phẩm sale khác.
Giải pháp chính là hạn chế việc truy cập vào các trang thương mại điện tử. Bạn có thể đặt ra nguyên tắc cho việc mua sắm là chỉ nên mua sắm 1 lần/tuần. Việc mua ồ ạt, thường xuyên, ngày nào cũng lướt sàn thương mại điện tử dễ khiến bạn rơi vào trạng thái FOMO (sợ bỏ lỡ bất kỳ điều gì), nhất là vào những ngày đại hạ giá.
Nếu mang theo giỏ hàng vào siêu thị, rất tiện lợi phải không nào? Tuy nhiên, với những sinh viên đang muốn cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm tiền thì việc này chỉ khiến bạn dễ "cháy túi" mà thôi. Bởi theo phản ứng, các bạn trẻ rất dễ lân la thêm nhiều gian hàng rồi mua đầy những thứ không cần thiết lúc nào không hay. Hãy vào siêu thị thật nhanh, chỉ mua những thứ đã vạch ra trong đầu. Lúc này, bạn cũng không có vật dụng để cầm nhiều những thứ không cần thiết khác.
Giáo trình rất cần thiết cho việc học của sinh viên. Tuy nhiên, giáo trình lại có giá thành khá đắt. Vì thế, để tiết kiệm, bạn có thể mua lại giáo trình cũ, photo để sử dụng hoặc lên thư viện mượn giáo trình. Bạn có thể tận dụng giáo trình và tài liệu ở đây để tiết kiệm chi phí.
Do mỗi cuốn giáo trình thường sử dụng trong một thời gian ngắn nên có rất nhiều sinh viên đi trước sẽ bán lại cho khóa dưới. Nếu gia đình không mấy dư dả, bạn có thể tìm mua lại từ các anh chị trong các hội nhóm sinh viên trường.
Bạn có biết rằng, thẻ sinh viên có nhiều quyền năng hơn bạn tưởng. Ở rất nhiều cửa hàng, đều có chính sách giảm giá cho sinh viên. Vì thế chỉ cần có thẻ sinh viên, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua hàng, hoặc đi xe bus... Khi biết sử dụng các ưu đã này, bạn đã chi tiêu thông minh và tiết kiệm chi phí rất nhiều đó.
Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái. Trước khi mua hàng, hãy cân nhắc và so sánh giá cả của mỗi cửa hàng, đọc review để biết chi tiết hơn về mặt hàng... trước khi chọn mua (cẩn thận những review ảo từ "chim mồi"). Khi đó chọn ra mức giá hợp lý nhất để mua. Như vậy là đã có thể tiết kiệm tiền cho sinh viên rồi.
Sinh viên thường tụ tập đi chơi, ăn vặt nhưng bạn cần biết cân đối giữa việc ăn uống bên ngoài và số tiền mình đang có. Việc ăn uống, chơi bời bên ngoài thường đắt gấp 2-3 lần so với việc bạn ăn uống, tự nấu tại nhà.
Đến cuối tháng hết tiền, thì khoản dự phòng sẽ là cứu cánh cho bạn sống qua ngày thay vì lại tiếp tục ngửa tay xin tiền bố mẹ. Ngoài ra, khoản dự phòng còn giúp bạn đối phó với những tình huống bất chợt xảy ra như tiền giáo trình, tiền đám cưới, tiền sửa xe... Còn nếu cuối tháng không dùng đến thì đây sẽ trở thành số tiền tiết kiệm cho bạn đấy.
Xem thêm: |
Jennie