Sau khi thi tốt nghiệp THPT 2022 xong, thí sinh sẽ tiến hành đăng ký nguyện vọng. Đây là thời điểm căng não khiến nhiều phụ huynh và thí sinh băn khoăn nhất.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Trong chương trình Tư vấn hướng nghiệp - Tuyển sinh 2022, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tuyển sinh đã đưa ra lời khuyên tới các thí sinh. PGS. TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa, Các Khoa học giáo dục Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng khi chọn trường, thí sinh phải hướng tới thị trường lao động 5-7 năm tới. Nhiều nghề nghiệp có thể mất đi, bị thay thế bởi robot và không ít ngành nghề mới sẽ xuất hiện.
5 nguyên tắc khi chọn nghề:
+ Chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích
+ Không chọn nghề không đủ điều kiện đáp ứng
+ Chỉ chọn khi đã hiểu biết đầy đủ về nghề (điều kiện, môi trường, tính chất, khó khăn, thách thức...)
+ Không chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu
+ Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng
Khi đưa ra 5 nguyên tắc này, thí sinh không được cảm tính mà cần dựa trên những số liệu khách quan hoặc mô hình khoa học thực chứng.
Trong năm 2020, 10 lĩnh vực, ngành đào tạo lớn có sinh viên tốt nghiệp từ 10.000 em trở lên, gồm Kinh doanh, Quản lý, Sức khỏe, Khoa học, Giáo dục, Đào tạo Giáo viên, Công nghệ, Kỹ thuật, Nhân văn, Pháp luật. Số sinh viên tốt nghiệp từ 10 ngành này là 204.562 em, chiếm 83,7 % số lượng tốt nghiệp.
Năm lĩnh vực có sinh viên tốt nghiệp ít nhất là Toán và Thống kê (593), Thú y (715), Dịch vụ vận tải (1.338), Dịch vụ Xã hội (1.600), Nghệ thuật (1.800).
Tiến sĩ Trần Đình Lý - Hiệu phó Đại học Nông Lâm TP HCM cho rằng thí sinh cần trả lời 3 câu hỏi: Bạn phù hợp với nghề nào; Học ngành gì để làm nghề đó; Chọn trường nào để học theo thứ tự ưu tiên. Để hiểu bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, hcoj sinh có thể sử dụng bộ công cụ chuẩn của các trường; hoặc các công cụ trắc nghiệm tâm lý như O*Net hay John Holland...
Các chuyên gia cho rằng, khi đã biết thiên hướng bản thân, chọn được ngành, học sinh mới bắt đầu chọn trường và cân nhắc các tiêu chí khác như mức độ uy tín, cơ sở vật chất, học phí, khu vực địa lý, điều kiện tuyển sinh và mô hình đào tạo của trường.
Xem thêm: |
Jennie