Việc thí sinh đạt 22,5 điểm trở lên khi xét tuyển đại học không được cộng tối đa điểm ưu tiên sẽ áp dụng từ năm 2023.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Từ năm 2023, Bộ GD&ĐT điều chỉnh cách tính điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên. Công thức tính điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.
Ví dụ, thí sinh khu vực 1 khi đạt 25 điểm/3 môn thi sẽ tính (30-25)/7,5 x 0,75 = 0,5 điểm (giảm 0,25 điểm so với quy định). Điểm của thí sinh càng cao, mức điểm ưu tiên càng thấp. Thí sinh đạt 30 điểm không còn điểm ưu tiên. Như vậy, không thí sinh nào có điểm xét tuyển vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.
Mức điểm cộng tương ứng với số điểm thi của thí sinh ở từng khu vực (chưa bao gồm điểm ưu tiên cho các nhóm thí sinh đặc biệt như con thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng...).
Bộ GD&ĐT đánh giá, cộng điểm ưu tiên đã gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho nhóm có điều kiện khó khăn hơn. Tuy nhiên, từ các dữ liệu thống kê cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ thí sinh đạt điểm từ 22,5 trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt. Điều này dẫn tới sự bất công khi thí sinh ứng tuyển vào các ngành, trường có mức độ cạnh tranh cao; đẩy điểm chuẩn một số ngành lên tới 30.
Từ năm 2023, thí sinh sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Như vậy, nếu thi lại một năm, thí sinh vẫn được hưởng chính sách ưu tiên.
Xem thêm: |
Jennie