Trong những buổi tư vấn tuyển sinh với chuyên gia đến từ các trường Đại học, nhiều câu hỏi về ngành nghề được thí sinh quan tâm. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng một trường Đại học cho hay trên báo Thanh niên, ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng thuộc nhóm quản lý công nghiệp, liên quan quản lý vận chuyển hàng hóa. "Đây là ngành học có mức thu nhập rất thú vị. Ngay tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, mức lương khởi điểm của nhân viên logistics tại Việt Nam vào khoảng 350 - 500 USD/tháng; mức lương trung bình của vị trí quản lý logistics là 3.000 - 4.000 USD/tháng".
Logistic là một lĩnh vực rất đa dạng nghề nghiệp gồm vận tải, kho bãi, phân phối, thương mại quốc tế… Tùy theo chương trình đào tạo nghiên về lĩnh vực nào của các trường, chương trình trọng tâm về lĩnh vực đó. Ví dụ, có trường đào tạo logistics chuyên về vận tải, có trường chuyên về thương mại… Do đó, thí sinh nên xem cụ thể định hướng đào tạo ngành học cụ thể của từng trường.
Chia sẻ thông tin về ngành học này, Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing, cho biết một số trường đang đào tạo ngành Toán Kinh tế này hiện nay là: Trường ĐH Kinh tế-luật, ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Tài chính-Marketing…
Tại Trường ĐH Tài chính-Marketing, Toán kinh tế đào tạo chuyên ngành tài chính định lượng. Sinh viên sẽ học khối kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tài chính, các phương pháp toán học, mô hình toán học, các phần mềm phân tích cơ sở dữ liệu… Người học vừa có kiến thức về tài chính, vừa toán học từ đó có thể đảm nhiệm các công việc: chuyên viên tài chính, chuyên viên hỗ trợ công tác đầu tư, thiết lập dự án, quản trị rủi ro… Người tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động có thể đạt mức lương từ 12-25 triệu đồng/tháng tùy từng vị trí lĩnh vực mà doanh nghiệp đề ra.
Theo Tiến sĩ Hải, Digital marketing là ngành học ứng dụng công nghệ số trong hoạt động marketing. Do đó, chương trình sẽ có 1 phần về các phần mềm ứng dụng công nghệ trong marketing, ví dụ bán hàng online có 1 phần của hoạt động này. "Theo một công bố mức lương ngành digital marketing đã được chia sẻ, nếu có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, lương từ 1.500-2.000 USD/tháng. Nếu phát triển lên vị trí giám đốc, mức lương có thể được trả lên tới trăm triệu đồng. Tuy nhiên, không phải dễ dàng vì ngành học này có độ khó cao hơn so với marketing truyền thống".
Để học được ngành Digital marketing, chúng ta cần có tư duy sáng tạo. Học ngành này phải khá về toán, tiếng Anh và cả xã hội. Ngành này rất thú vị, cơ hội việc làm lớn, thậm chí có thể tự tạo việc làm cho mình.
Trong buổi tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi trẻ tổ chức, liên quan tới câu hỏi này, PGS.TS Vũ Duy Hải, trưởng ban tuyển sinh - hướng nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội - cho biết từ năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội và một số cơ sở đại học thuộc nhóm kỹ thuật công nghệ sẽ mở đào tạo ngành chip bán dẫn.
Thầy Hải cũng cho biết sau khi Nhà nước có chủ trương, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh lực công nghiệp chip bán dẫn đã vào Việt Nam. Theo đó, nhu cầu nhân lực trong tương lai gần sẽ nhiều. Nếu yêu thích, quan tâm, các em có thể tìm hiểu kỹ và nắm thông tin tuyển sinh ngành này trên website của các trường để đón trước nhu cầu nhân lực.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng những học sinh đang học tốt các môn học ở tổ hợp toán, lý, hóa hay toán, lý, tiếng Anh thì thuận tiện khi muốn đăng ký xét tuyển vào ngành đào tạo công nghiệp bán dẫn.
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng quản lý đào tạo Trường đại học Kinh tế Quốc dân, chia sẻ: Năm 1990 kinh tế Việt Nam đứng đáy, là 1 trong 9 nước nghèo ở thế giới. Năm 1995 ta đã vượt ra, nhưng vẫn nằm trong top 30 quốc gia nghèo.
Hiện nay ta đã có mức thu nhập trung bình 4.000 USD/năm/người, nhưng vẫn nằm ở nhóm thu nhập trung bình. Dự báo sau năm 2030, nền kinh tế Việt Nam đạt gấp đôi hiện tại.
Hiện tại ta đã cơ bản chạm mốc hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng chưa đồng đều. Dù vậy, đây vẫn là cơ hội tốt cho các bạn trẻ muốn lựa chọn các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế.
Trong một doanh nghiệp cơ bản có hai bộ phận là nhóm kỹ thuật và nhóm kinh tế. Vì thế học kinh tế có cơ hội lớn ở những địa phương có các doanh nghiệp lớn, có các khu công nghiệp, khu kinh tế phát triển.
Tuy vậy, khi chọn kinh tế, thí sinh cần biết có rất nhiều chương trình khác nhau. Do đó cần tìm hiểu kỹ để chọn những nhánh mà mình thấy phù hợp với sở thích và cả điều kiện kinh tế.
Trong số các ngành kinh tế, có khoảng 50% các ngành, chuyên ngành làm lẫn việc của nhau. Ví dụ học quản trị kinh doanh, học makerting có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chỉ có một số nghề khá rõ như kế toán phải làm đúng chuyên môn được đào tạo.
Nếu thí sinh có năng khiếu, đam mê cụ thể, cứ mạnh dạn theo đuổi. Còn nếu chưa biết theo hướng nào rõ rệt, hãy tham khảo ba hướng chính: khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và xã hội. Trong đó mảng xã hội có nhiều nhánh kỹ hơn như kinh tế, nhân văn, luật… Khi chọn lĩnh vực xong thì các em có thể chọn các ngành cụ thể, trường cụ thể.
Xem thêm: |
Jennie