Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh những ngành nghề hiện nay của khối xã hội để tham khảo, chọn ngành trước ngưỡng cửa Đại học.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Khối xã hội bao gồm các môn thuộc khối C và khối D thiên về lĩnh vực xã hội, khoa học nghiên cứu về các khía cạnh của con người. Khoa học Xã hội là một nhánh Khoa học nghiên cứu chuyên sâu về hành vi con người trong các khía cạnh xã hội và văn hóa. Các ngành khoa học xã hội bao gồm: Nhân chủng học, Xã hội học, Tâm lý học xã hội, Khoa học chính trị, Kinh tế, khoa học kinh doanh và quản trị, Địa lý Kinh tế xã hội, Giáo dục - phát triển nguồn nhân lực, Lịch sử, Luật học.
Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân...
Các chuyên ngành đào tạo ngành Luật có thể kể tới như: Luật hình sự, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật kinh tế, Luật thương mại, Luật quốc tế,…
Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Luật với khối xã hội như:
Các trường đào tạo ngành Luật ở nước ta hiện nay là Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học viện Tòa án, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Luật TP.HCM, Học viện Cán bộ TP.HCM, Đại học Sài Gòn...
Một số ngành thuộc nhóm ngành Quản lý là: Quản lí nhà nước, Giáo dục đặc biệt, Quản lí giáo dục, Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Quản trị nhân lực, Quan hệ công chúng, Công tác xã hội, Thư ký văn phòng…
Ngành này yêu cầu người học trang bị đầy đủ kiến thức trên nhièu lĩnh vực như hành chính, luật, chuyên sâu quản lý hành chính,…; có kỹ năng quản lý, phụ trách công việc tại các tổ chức xã hội. Có thể nói nhóm ngành Quản lý tại Việt Nam là một trong những ngành được đào tạo rộng rãi và có triển vọng trong tương lai.
Các trường có đào tạo chuyên ngành liên quan tới Quản lý như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính sách và Phát triển, Đại học Nội vụ, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công đoàn, ĐH Lao động Xã hội, Đại học Mở TP.HCM...
Ngành báo chí (tiếng Anh là Journalism) là ngành học chuyên đào tạo những sinh viên có đủ kỹ năng, kiến thức, năng lực thực hiện quyền và trách nhiệm của người làm báo trong xã hội. Giúp sinh viên nhận thức trách nhiệm xã hội, luật pháp, đạo đức của nhà báo để phục vụ trong các cơ quan Báo chí, Tạp chí của Nhà nước.
Học ngành này ngoài làm các công việc chính như: phóng viên, biên tập viên, thư ký soạn bài, đài phát thanh và truyền hình, hiệu đính… Học viên cũng có thể lựa chọn các nghề khác như copywriter, truyền thông cho các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, quan hệ công chúng (PR), chính trị gia, quản trị nguồn nhân lực kiểu mới…
Đây là ngành có cơ hội việc làm rộng mở và rất phát triển. Do đó, điểm chuẩn ngành này các năm gần đây luôn cao chót vót. Các trường ĐH có đào tạo ngành báo chí truyền thông như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hóa Hà Nội, ĐH Khoa học XH và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP. HCM), ĐH Tôn Đức Thắng...
Ngôn ngữ học là lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu nhiều khía cạnh của ngôn ngữ, đồng thời cung cấp cho người học sự hiểu biết về ngữ âm (âm thanh), cú pháp (ngữ pháp) và ngữ nghĩa (nghĩa). Mục tiêu đào tạo của ngành ngôn ngữ học là cung cấp cho người học các kiến thức mở rộng và nâng cao về ngôn ngữ, về văn hóa và xã hội, cũng như các kiến thức ngôn ngữ học theo hướng chuyên ngành.
Các trường đào tạo những ngành liên quan tới văn hóa - ngoại ngữ là ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia HN), ĐH Khoa học XH và Nhân văn (ĐH Quốc gia HN), ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP. HCM), ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Sài Gòn, ĐH Luật TP. HCM...
Ngành sư phạm là ngành khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học. Hiểu theo cách dễ nhất, sư phạm là ngành học đào tạo các thầy giáo, cô giáo, đội ngũ cán bộ giáo dục cho các cơ sở đào tạo trên cả nước. Ngành sư phạm phân chia theo cấp bậc giáo dục có Sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học, sư phạm trung học và đại học. Ngoài ra còn phân chia theo các bộ môn như Sư phạm Toán, sư phạm Văn, Sư phạm Vật Lý,….
Các trường ĐH có đào tạo các ngành liên quan tới sư phạm là ĐH Sư phạm HN, ĐH Sư phạm TP. HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, ĐH Ngoại ngữ (ĐH quốc gia HN), ĐH Thủ đô, ĐH Sài Gòn...
Tâm lý học đang được xem là ngành “hot” và rất cần nhân lực trong những năm gần đây. Ngành Tâm lý học nghiên cứu việc xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết học… Hiện nay, tâm lý học được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong tất cả các mối quan hệ của đời sống ở tất cả các lĩnh vực của xã hội.
Sau khi ra trường, bạn có thể làm nhà tâm lý học đường, Chuyên viên tham vấn, Nhà trị liệu tâm lý, Nhà tư vấn tuyển dụng...
Hiện nay, có trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Lao động Xã hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Văn Lang ... đào tạo ngành tâm lý.
Ngành Văn hóa nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm trù văn hóa như cơ sở văn hóa, nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội,… Một số ngành học thuộc nhóm ngành này như: Văn hóa truyền thống, Nghiên cứu văn hóa, Truyền thông văn hóa, Đông Phương học, Nhật Bản học...
Bạn có thể theo học tại các trường như ĐH Khoa học XH và Nhân văn HN, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM, ĐH Văn hóa HN, ĐH Văn hóa TP. HCM, ĐH Mở HN, ĐH Mở TP. HCM...
Để học tốt và phát huy toàn bộ năng lực, sở trường ở khối ngành khoa học xã hội, người học cần rất nhiều kỹ năng, đó là:
- Nền tảng kiến thức vững chắc, khả năng tư duy nhạy bén về đề tài, kỹ năng viết lách, phỏng vấn, kỹ năng biên tập…
- Am hiểu xã hội, tâm lí con người, khả năng giao tiếp, thuyết phục.
- Khả năng chịu được áp lực công việc
- Khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường công việc khác nhau
- Khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác
- Có khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề và xử lý thông tin
Xem thêm: |
Jennie