Học viện Ngân hàng vừa đưa ra thông tin tuyển sinh cho năm 2023. Năm nay, học viện tăng 100 chỉ tiêu so với năm ngoái và mở bốn chương trình đào tạo mới.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Ngân hàng năm 2023 là 3.300, tăng khoảng 100 so với năm 2022. Chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển từng ngành như sau:
Năm 2023, Học viện Ngân hàng có 5 phương thức xét tuyển đại học gồm:
1. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển
Học viện xét tuyển thẳng đối với các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD-ĐT tổ chức, cử tham gia (thời gian đạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển) và các nhóm thí sinh khác thuộc diện được xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành.
2. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (xét học bạ)
Cách thức nộp hồ sơ xét tuyển sớm sẽ được Học viện công bố sau ngày 15/5.
Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển sớm dự kiến trong 2 tuần đầu tháng 6/2023.
Danh sách đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) dự kiến được thông báo cuối tháng 6.
Tiêu chí xét tuyển sẽ dựa trên kết quả học tập trong 3 năm học THPT của thí sinh.
Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển là thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12; Có điểm trung bình cộng 3 năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của từng môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt từ 8 trở lên.
Nguyên tắc xét tuyển là căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
3. Xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế
Cách thức nộp hồ sơ xét tuyển sớm sẽ được học viện công bố sau ngày 15/5.
Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển sớm dự kiến trong 2 tuần đầu tháng 6/2023.
Danh sách đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) dự kiến được thông báo cuối tháng 6.
Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển là thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12 và có một trong các chứng chỉ sau (còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển):
+ Chứng chỉ SAT từ 1.200 điểm trở lên.
+ Chứng chỉ IELTS (Academic) đạt từ 6.0 trở lên.
+ Chứng chỉ TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên.
+ Chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên: xét tuyển riêng đối với 2 chương trình Kế toán (mã xét tuyển ACT02) và Công nghệ thông tin (mã xét tuyển IT01) dành cho các thí sinh có nguyện vọng tham gia lớp học định hướng Nhật Bản của các chương trình đào tạo trên.
4. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội
Cách thức nộp hồ sơ xét tuyển sớm sẽ được công bố sau 15/5.
Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển sớm dự kiến trong 2 tuần đầu tháng 6.
Danh sách đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) dự kiến được thông báo cuối tháng 6.
Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển là thí sinh đạt học lực Giỏi năm lớp 12 và có kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội đạt từ 85 điểm trở lên.
Nguyên tắc là căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Điểm xét tuyển = (Điểm kết quả kỳ thi đánh giá năng lực/150 x 30) + Điểm ưu tiên.
Trong đó, điểm ưu tiên là điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy chế tuyển sinh hiện hành.
5. Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
Thời gian đăng ký xét tuyển theo lịch của Bộ GD-ĐT.
Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển là thí sinh có tổng điểm thi THPT 2023 của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng chung của Học viện (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT 2023).
Cách tính điểm xét tuyển:
- Với các chương trình Chất lượng cao: Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 40, trong đó nhân đôi điểm đối với môn Toán, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1x2 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên
- Với các chương trình đào tạo còn lại: Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 30, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên
Trong đó:
+ M1, M2, M3: là điểm thi THPT của các môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển. Đối với các tổ hợp có môn Toán, quy ước M1 là môn Toán.
+ Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Xem thêm: |
Jennie