Thứ tự nguyện vọng có ảnh hưởng gì tới việc trúng tuyển của thí sinh? Khi nào cần đến thứ tự nguyện vọng là câu hỏi của nhiều thí sinh hiện nay.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đồng thời với xét tuyển ĐH năm nay, thí sinh được đăng ký số lượng nguyện vọng không giới hạn, trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất. Sau khi trúng tuyến vào nguyện vọng 1, các nguyện vọng tiếp theo sẽ không được xét tuyển nữa.
Tuy nhiên, vẫn nhiều thí sinh thắc mắc liệu thí sinh đăng ký vào trường A ở nguyện vọng 1 sẽ được ưu tiên vào trường hơn so với thí sinh ở nguyện vọng 2,3,4... hay không.
Trả lời cho thắc mắc này là KHÔNG. Các trường sẽ chỉ quan tâm tới điểm số của thí sinh. Thí sinh cao điểm hơn sẽ trúng tuyển vào trường trước. Ví dụ, thí sinh A và B cùng đăng ký vào 1 ngành, 1 trường lấy điểm chuẩn là 22 điểm. Trong khi đó, A đạt 24 điểm, đăng ký nguyện vọng 3 và B đạt 21,5 điểm, đăng ký ở nguyện vọng 1. Thì lúc đó, cả A sẽ đỗ vào trường còn B thì không.
Các tiêu chí phụ, trong đó có thể có thứ tự nguyện vọng sẽ được dùng tới khi các thí sinh bằng điểm nhau ở cuối danh sách trúng tuyển thì xét trúng tuyển theo điều kiện phụ. Tiêu chí này được quy định trong đề án riêng của mỗi trường. Tiêu chí phụ có thể là thứ tự nguyện vọng, điểm môn Toán, điểm môn Anh, kết quả học tập bậc THPT...
Ví dụ:
Jennie