Giành học bổng trong quãng đời sinh viên là một trong những mục tiêu không thể bỏ qua trên giảng đường Đại học. Vậy làm thế nào để đạt được học bổng? Không quá khó đâu nhé.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Trước hết để dành được học bổng của trường, bạn cần biết được tiêu chí để đạt học bổng gồm những yêu cầu nào. Đa phần, các trường đều xét học bổng dựa trên hai tiêu chí là điểm trung bình học tập và điểm rèn luyện. Mỗi ngành sẽ có một số lượng học bổng nhất định, xét từ trên xuống dưới và mức tiền nhận được cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, mức học bổng thường bằng hoặc cao hơn học phí kỳ đó khoảng 10%.
Trước mỗi kỳ, sinh viên hãy xem các học phần cần tích lũy của kỳ đó để nắm được những môn phải học. Bạn cần đặt mục tiêu ra trường sớm hay đúng hạn để vạch ra kế hoạch cho phù hợp như có thể đăng ký thêm học phần của kỳ sau.
Với từng môn, sau khi đã học được một vài tuần đầu, sinh viên có thể ước lượng khả năng của bản thân ở môn đó và đặt mục tiêu về điểm tổng kết. Ví dụ, Toán cao cấp: A+, Tiếng Anh 1A: B+, Triết 1: B+... Tốt nhất hãy cố gắng các môn đều được từ B trở lên và không phải học lại bất cứ môn nào, đồng thời cũng học đủ hoặc hơn số tín chỉ cần thiết của kỳ đó. Bạn cũng có thể lập bảng, ghi mục tiêu và kết quả đạt được cho mỗi học kỳ để thấy mình đã làm được những gì và cần cố gắng gì.
Rất nhiều sinh viên có tâm lý coi thường các môn đại cương như Triết, Tư tưởng, Đường lối, Thể dục... nhưng bạn cần biết rằng môn nào cũng mang lại giá trị cho bạn, nên đi học đầy đủ và học tập nghiêm túc. Khi đã đặt mục tiêu đạt học bổng thì mỗi tín chỉ đều ảnh hưởng đến điểm trung bình học kỳ. Bài tập của các môn này cũng được làm đầy đủ và luôn hoàn thành trước deadline để có thời gian xem lại.
Tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp bạn tích lũy điểm rèn luyện, là một trong những tiêu chí để đạt học bổng. Tuy nhiên, bạn không nên sa lầy vào các hoạt động ngoại khóa mà quên đi thời gian học tập chính cũng như những kinh nghệm làm thêm giúp cho chuyên ngành của mình.
Việc học quan trọng nhất trong quãng thời gian đại học, nhưng không phải điều duy nhất. Các bạn sinh viên có thể kết hợp giữa học tập và làm việc/thực tập để vừa có kiến thức, vừa có trải nghiệm thực tế, giúp ích cho công việc sau này. Tuy nhiên, sinh viên chỉ nên đi làm thêm khi đã ổn định được việc học, cuộc sống.
Khi làm cán sự, sinh viên sẽ tự có trách nhiệm hơn với môn học đó, tăng khả năng giao tiếp và còn ghi được điểm trong mắt giáo viên. Do đó, tốt nhất, bạn hãy dẹp bỏ sự ngại ngùng qua một bên, ứng cử làm cán sự lớp nhé.
Xem thêm: |
Jennie