Do mạng xã hội đang ngày càng phát triển nên KOL cũng dần trở thành một nghề thịnh hàng và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, để trở thành KOL không phải điều đơn giản.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
KOL là viết tắt của Key Opinion Leader được sử dụng để đề cập tới một người am hiểu về lĩnh vực nhất định. Trong khi đó, thuật ngữ Influencer được sử dụng để nói về những người nổi tiếng trên mạng có tầm ảnh hưởng. Ý kiến của KOL được công chúng công nhận và được coi là những người cung cấp ý kiến tham khảo xác thực trong lĩnh vực của họ. Thành tích và kỹ năng của họ được nhiều người biết đến.
Hiện KOL phủ sóng khắp mọi lĩnh vực như: Ca sĩ, MC, đầu bếp, bác sĩ, giáo viên,… Trong ngành Marketing, KOL có vai trò quan trọng trong việc kết nối sản phẩm với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thường dựa vào mức độ ảnh hưởng của KOL mà mời họ tham gia vào những dự án quảng cáo nhằm tăng mức độ tin dùng sản phẩm của khách hàng. Cũng vì thế, mỗi KOL sẽ nhận được mức thù lao khác nhau.
Hiện nay, KOL được phân chia thành 3 dạng chính đó là:
Những người có tiếng trên Facebook, Youtube, Instagram được mời vào các dự án quảng cáo, đánh giá sản phẩm được gọi là các Kols. Họ có thể là những vlogger, blogger, hot girl, các bạn trẻ tài năng, những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc cũng có thể là các chuyên gia, doanh nhân trong một lĩnh vực nào đó. Họ có thể tư vấn hoặc review những sản phẩm cách sử dụng hoặc trải nghiệm sử dụng thay cho bạn trước khi bạn ra quyết định mua hàng. Tùy vào độ ảnh hưởng của Kols trên cộng đồng trực tuyến, tùy vào lĩnh vực hoạt động của họ mà họ tham gia các dự án quảng cáo lớn nhỏ khác nhau.
Trong Marketing, KOL đóng vai trò rất quan trọng là:
- Hiểu thế mạnh của bản thân: Bạn cần phải xác định được ưu điểm, năng lực và thế mạnh nổi trội của mình là gì. Ví dụ như bạn thích làm đẹp thì có thể trở thành KOL về làm đẹp, mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da...
- Xác định nhóm khách hàng mục tiêu: Những khách hàng đó thuộc đối tượng nào, độ tuổi bao nhiêu, sở thích ra sao?,… Đây là bước rất quan trọng bởi chính khán giả, khách hàng sẽ mang lại thu nhập cho KOL.
- Đầu tư content (nội dung) hiệu quả: Xây dựng content là một bước rất quan trọng để quyết định thành bại của nghề này. Sáng tạo nên nội dung hay rất khó, cần đổi mới liên tục để không gây nhàm chán...
- Tiếp thu các ý kiến, phản hồi tích cực: Bạn sẽ không tránh khỏi việc gặp ý kiến trái chiều. Trường hợp này, bạn cần tiếp thu có chọn lọc những ý kiến tích cực để cải thiện, phát triển bản thân tốt hơn. Điều này cũng giúp bạn gia tăng lượng khán giả.
- Không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn: Để thật sự giỏi trong một lĩnh vực nào đó cần học hỏi và nâng cao chuyên môn không ngừng. Mọi thứ luôn thay đổi và có những điều HOT, điều mới mẻ không năm nào giống năm nào, nếu bạn không update kịp thời sẽ rất dễ bị tụt hậu.
- Mở rộng mối quan hệ: Là người của công chúng, bạn cần có mối quan hệ tốt với những người trong nghề nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Điều này giúp bạn có thêm cơ hội trong công việc, cũng như gần gũi hơn với người hâm mộ.
Bạn có thể kiếm tiền dựa trên nhiều nền tảng như Youtube, Facebook, Tik tok... Trên Youtube, bạn tạo ra 1 video và những doanh nghiệp sẽ trả tiền để bạn cho phép họ chiếu quảng cáo của họ lên “giữa video” của bạn khi khách hàng đang xem video của bạn.
Các KOLs có thể gắn link sản phẩm trên Instagram, Tik Tok.. khi có người click vào link mua hàng thành công, bạn sẽ nhận được hoa hồng tương xứng. Hoặc các KOLs hợp tác với các nhãn hàng, quay quảng cáo, đăng post trên trang cá nhân, PR cho sản phẩm hoặc tham gia chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ...
Tùy vào số lượng người theo dõi, mức độ nổi tiếng sẽ quyết định thu nhập của KOL. Mỗi bài đăng quảng cáo, KOLs có thể kiếm được từ 200.000 đến hàng chục triệu đồng. Ở Việt Nam, mỗi tháng KOL có thể kiếm được từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/tháng.
Phan Khải Hưng (SN 2002) – KOL lĩnh vực thời trang từng tiết lộ với báo chí: "Khoảng thời gian hoạt động sôi nổi, có tháng em kiếm được 80 – 100 triệu đồng. Ở thời điểm hiện tại, mỗi bài đăng quảng cáo trên trang cá nhân thường nhận được từ 2,5 – 3 triệu đồng; mỗi shoot TVC và quay quảng cáo có giá 8 – 10 triệu đồng; mỗi bộ ảnh lookbook gồm 10 trang phục có giá 5 – 6 triệu đồng".
Nghề influencer đang ảnh hưởng không chỉ lối sống mà cả lựa chọn sự nghiệp của nhiều người. Tuy nhiên, đằng sau lớp vỏ hào nhoáng là thu nhập bấp bênh, tình trạng phân biệt đối xử trong mức lương do giới tính, chủng tộc, cùng nguy cơ gặp vấn đề tâm lý. Trên thực tế, rất ít người kiếm đủ tiền để làm KOL lâu dài và không ai cũng có thể trở thành một người có sức ảnh hưởng nổi tiếng. Rất nhiều người đã phải bỏ cuộc hoặc chỉ nổi được một thời gian ngắn sau đó chìm vào trong quên lãng.
Cùng với nỗi sợ bị mất sự nổi tiếng, các KOL có thể làm việc quá sức và mắc các vấn đề tâm lý như tình trạng kiệt sức. Sự nổi tiếng cũng khiến các KOLs gặp nguy cơ bị tấn công trên mạng, cả về ngoại hình lẫn nội dung. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm lý, bao gồm trầm cảm, lo âu, mặc cảm ngoại hình, rối loạn ăn uống.
Xem thêm: |
Jennie