Hiện nay, các thí sinh đang bước vào giai đoạn cân nhắc lựa chọn ngành nghề. Do đó, không ít thí sinh có những băn khoăn về ngành nghề phù hợp với bản thân. Trong đó, nhiều học sinh thắc mắc rằng muốn làm việc tại các sàn thương mại điện tử nên học ngành nào?
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Trong bối cảnh hiện nay khi mạng lưới công nghệ thông tin phát triển, dịch vụ mua sắm online cũng ngày càng rầm rộ. Nhiều thí sinh mong muốn sau khi ra trường được làm việc tại các sàn thương mại điện tử hàng đầu như Shopee, Lazada hat Tiki... nhưng chưa biết lựa chọn ngành nghề phù hợp, cơ hội nghề nghiệp và mức lương ra sao.
Nếu muốn theo đuổi nghề ngày, thí sinh có thể tham khảo một số ngành học dưới đây. Về mức lương hiện tại sau khi ra trường với các sinh viên ngành này, dao động từ 9.5 triệu đồng/người. Tất nhiên, tùy vào từng vị trí làm việc, doanh nghiệp các bạn đang làm việc, mức lương có thể cao hơn rất nhiều.
Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại, theo đó, các hoạt động giao dịch, mua bán, quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh. Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử.
Các trường ĐH đào tạo ngành này là Đại học Thương mại, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông ( Phía Bắc ), Đại học Kinh Tế - Tài Chính TP.HCM, Đại học Kinh tế - Luật - Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM...
Với ngành Marketing, sinh viên sẽ được học các kiến thức tổng hợp về marketing - truyền thông, cách xây dựng và triển khai chiến dịch quảng cáo, kế hoạch marketing - truyền thông, quản trị khủng hoảng, quản trị truyền thông, các công cụ marketing online như: website, SEO website, mạng xã hội, social media marketing, các kỹ năng, công cụ chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế website...
Các trường ĐH đào tạo Marketing là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, Đại học Tài chính – Marketing TP.HCM, Đại học Kinh tế TP.HCM...
Đây là ngành mang tính chất kinh tế kỹ thuật, sinh viên được học khá nhiều về thiết kế website, giao diện website, các hoạt động tác nghiệp trong môi trường điện tử và môi trường số. Các trường đào tạo ngành này là ĐH Thương mại, ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia HN), ĐH Công nghiệp HN, Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Ngân hàng TP HCM...
Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học rộng lớn thuộc lĩnh vực kinh doanh. Ngành học này nghiên cứu quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các chuyên ngành của Quản trị kinh doanh gồm: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh thương mại; Quản trị truyền thông, marketing...
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Bên cạnh đó, sau khi học ngành này, bạn có thể học thêm các khóa nghiệp vụ để làm việc trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng.
Trên cả nước, các trường đào tạo ngành này khá nhiều cho thí sinh lựa chọn như ĐH Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội), Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại Học Ngoại Thương Hà Nội, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Luật TP.HCM,...
Xem thêm: |
Jennie