Để xác minh, định giá một cách khách quan, minh bạch các tài sản, mặt hàng có giá trị, ngành nghề thẩm định giá là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Ngành thẩm định giá (Valuation hay Appraisement) là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có tính đến tất cả những đặc điểm của tài sản, cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế của thị trường. Cụ thể, ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản (hình dạng của thửa đất, kích thước của ngôi nhà…) còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình (rủi ro gắn với khả năng sinh lời tương lai…) và những yếu tố luật pháp (quyền sở hữu, giấy phép…) ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
“Thẩm định giá” không phải là một quy trình mà là một nghề độc lập trong xã hội tương tự như nghề kế toán, kiểm toán. Thế giới có Ủy ban chuẩn mực thẩm định giá Quốc tế và tại các nước Đông Nam Á có Hiệp hội thẩm định giá ASEAN. Tại Việt Nam, đây là một nghề mới, là cơ hội để những người được đào tạo chuyên sâu có thể phát huy hết khả năng của bản thân.
Trong những năm vừa qua, ngành thẩm định giá đã có sự tăng trưởng cao, thậm chí có thể xem là “tăng trưởng nóng”. Một số doanh nghiệp thẩm định giá đã có được thương hiệu, uy tín trên thị trường và có lượng khách hàng ổn định. Theo Cục Quản lý giá, hiện có 279 doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động từ ngày 1/1/2022 và 1.460 thẩm định viên về giá được phép hành nghề kể từ ngày 1/1/2022.
Chính vì vậy, thẩm định giá là một trong những ngành khao khát nhân lực bậc nhất hiện nay. Tốt nghiệp ngành thẩm định giá, các cử nhân có nhiều cơ hội lựa chọn môi trường làm việc đa dạng:
- Các cơ quan quản lý Nhà nước
- Các doanh nghiệp tư nhân
- Các vị trí có thể đảm nhận
Khi mới tốt nghiệp, bạn thường bắt đầu với vị trí Trợ lý chuyên viên thẩm định giá, sau khi tích luỹ đủ kiến thức, thời gian làm việc (36 tháng trở lên), bạn có thể tham gia thi để có chứng chỉ (thẻ) thẩm định viên về giá,
- Các công việc thực hiện
Do tính chất đặc biệt của nghề thẩm định giá, người thẩm định viên còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp:
- Thứ nhất: Tính kỷ luật tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá…
- Thứ hai: Tính trung thực, thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá...
- Cần có tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu. Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình huống phát sinh…
Mức lương của một thẩm định viên nói chung, không phân biệt môi trường làm việc, trung bình là 11 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất với vị trí thẩm định viên là 9 triệu/tháng, cao nhất là 50 triệu/tháng.
Với một sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm và chứng chỉ thẩm định viên, mức lương kèm theo quá trình đào tạo là 7 – 9 triệu/tháng. Với những nhân lực có từ 2 – 4 năm kinh nghiệm, mức lương có thể được thỏa thuận từ 12 – 22 triệu đồng/tháng. Một số rất ít những thẩm định viên có kinh nghiệm lâu năm, cũng như làm việc tại vị trí cấp cao sẽ có mức lương đạt tới 50 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: |
Jennie