3 phương án về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến tạo nên nhiều tranh luận trái chiều. Người chọn phương án 3+2, người chọn phương án 2+2.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Có 3 phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 đang được lấy ý kiến. Trong mỗi phương án đều có môn bắt buộc và môn tự chọn.
1. Phương án 4+2 tức là 4 môn thi bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn lựa chọn.
Ưu điểm là thi hết được 4 môn học bắt buộc trong chương trình nhưng lại làm tăng áp lực thi cử, gây tốn kém về nguồn lực con người và tài chính hơn do số buổi thi tăng lên. Thêm nữa là trong phương án 1, với 4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ, số môn xã hội nhiều hơn số môn tự nhiên, sẽ không công bằng cho các thí sinh.
2. Phương án 3+2 tức là 3 môn thi bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn lựa chọn
Ưu điểm là giảm được áp lực so với phương án 1 và được gần 69% trong hơn 200 lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn thuộc sở Giáo dục và Đào tạo bình chọn.
3. Phương án 2+2 tức là 2 môn thi bắt buộc: Ngữ văn, Toán và 2 môn lựa chọn.
Ưu điểm giảm áp lực nhất, tiết kiệm nhất so với 2 phương án trên. Tuy nhiên, môn Ngoại ngữ không phải là môn thi bắt buộc, liệu có ảnh hưởng đến chất lượng học ngoại ngữ của các địa phương? Nếu không bắt buộc thi thì các địa phương không đầu tư cho phát triển môn học được coi là công cụ để hội nhập này.
Lựa chọn phương án nào thì Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Theo GS.TS Phạm Hồng Quang (Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên), việc thi hai môn bắt buộc Toán và Ngữ văn là phù hợp, giảm áp lực, chi phí, tinh gọn, hiệu quả. Ông cho hay, trong chương trình nền tảng của giáo dục phổ thông, không nên quan niệm đâu là môn chính, môn phụ bởi tất cả các môn đều có giá trị như nhau bởi kiến tạo năng lực cơ bản cho người học sau trung học.
Vì vậy, nếu lựa chọn môn Toán bởi đây là nền tảng cho khối khoa học tự nhiên, đảm bảo tư duy logic, nội dung cơ bản cho ứng dụng công nghệ và kỹ thuật cao còn môn Văn là nền tảng cho khối ngành xã hội còn lại. Việc lựa chọn hai môn này đảm bảo nền tảng tự nhiên và xã hội cho tất cả học sinh sau THPT. Đúng tinh thần phổ thông là học vấn cơ bản, nền tảng.
Ở nhóm vào cao đẳng, đại học, các em vẫn dựa trên hai môn nền tảng này, cùng với tổ hợp môn của từng trường để xét chọn. Chẳng hạn nhóm học sinh theo khối khoa học kỹ thuật, có thể chọn ngoại ngữ và vật lý, hoặc sinh, hóa… Nhóm theo khối xã hội nhân văn, luật…, có thể chọn ngoại ngữ, sử, địa. Như vậy, nếu chọn 2 môn toán, văn bắt buộc cùng với các môn tự chọn, vừa đảm bảo nền tảng kiến thức cơ bản, vừa có tự chọn nhưng lại giảm chi phí hơn so với chọn 3 môn hay 4 môn bắt buộc.
Tuy nhiên, trên các diễn đàn lại cũng có những ý kiến ủng hộ phương án 3=2, tức là có thêm môn Ngoại ngữ trở thành môn bắt buộc cùng với môn Toán và môn Văn. THS Nguyễn Quang Thi (Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng) chia sẻ trên VTC rằng, đây là phương án thể hiện cân bằng trong việc chọn tổ hợp môn cho thí sinh. Thí sinh thi khối A thì chọn môn Lý và môn Hoá, thí sinh thi khối B chọn môn Hoá và môn Sinh, thí sinh thi khối C chọn môn Sử và môn Địa… Như vậy, là rạch ròi từng tổ hợp giúp học sinh xác định môn học ngay từ đầu năm để có kế hoạch ôn thi hiệu quả hơn và làm cở sở xét tuyển đại học.
So với kỳ thi hiện nay, công tác tổ chức thi và việc dự thi của thí sinh theo phương án 2 cũng trở nên gọn nhẹ, giảm tốn kém đồng thời phù hợp với quy định về môn học bắt buộc và môn học lựa chọn của chương trình giáo dục phổ thông mới. Với phương án 2 là giúp thí sinh phát huy năng lực, sở trường; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển vào cơ sở giáo dục đại học.
Xem thêm: |
Jennie