Nhiều ngành nghề như giáo viên, bác sĩ... dễ khiến cho người lao động trở nên căng thẳng, áp lực. Nếu bạn không phải là người có thể chịu áp lực tốt thì có thể cân nhắc khi lựa chọn ngành.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Nói đến những ngành nghề áp lực nhất hiện nay chắc chắn không thể bỏ qua nghề giáo. Giáo viên tất cả các cấp từ mầm non, tiểu học hay trung học, phổ thông đều phải chịu áp lực nghề nghiệp lớn và khác nhau. Đặc biệt, ở độ tuổi tiểu học và trung học, học sinh hiếu động, đang trong giai đoạn phát triển nên rất khó quản lý.
Giáo viên không chỉ chịu áp lực từ phía học sinh mà còn chịu áp lực từ phía xã hội, từ phía phụ huynh. Có không ít phụ huynh, khi có chuyện gì xảy ra với con, chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đã tin ngay lời con nói mà quy trách nhiệm cho giáo viên, nghĩ sai, nghĩ xấu về các thầy cô. Hàng ngày thầy cô lên lớp lúc nào cũng lo sợ bởi áp lực từ dư luận của xã hội bởi vì nhỡ mình nói hay làm gì, thì dù là sai lầm nhỏ nhất cũng bị dư luận xã hội và cha mẹ học sinh lên tiếng, chỉ trích hết sức nặng nề hay bị bêu riếu trên mạng xã hội.
Không chỉ vậy, các thầy cô đứng lớp với đồng lương còn khiêm tốn nên gánh nặng cơm-áo-gạo-tiền và bao lo toan trong cuộc sống thường nhật là điều không thể tránh khỏi.
Người ta thường nói làm bác sĩ, một là quen với áp lực hai là bị đào thải. Để trở thành một bác sĩ độc lập, áp lực học tập, thời gian cũng là điều đáng kể. Nhưng áp lực nhất chắc chắn chính là áp lực trong việc phải cứu nguy tính mạng bệnh nhân luôn là con dao "kè lên cổ" đội ngũ ngành Y, khiến bản thân họ không được phép sai sót dù chỉ một tích tắc.
Các bác sĩ phẫu thuật chịu trách nhiệm chính cho tính mạng bệnh nhân, phải có kiến thức chuyên môn cao và một số thao tác khó đến nỗi không phải bác sĩ phẫu thuật nào cũng có thể thực hiện được. Thậm chí ngay cả phẫu thuật thông thường nhất cũng luôn có nguy cơ xảy ra các biến chứng.
Thông thường với nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm công việc chân tay. Với nghề y là ngoại lệ. Các giáo sư, giám đốc, thậm chí cả lãnh đạo cấp cao trong ngành vẫn trực tiếp tham gia khám bệnh, mổ xẻ. Còn với các bác sĩ thông thường thì mức độ quá tải công việc đến kiệt sức là điều thường xuyên xảy ra.
Ngành nghề không những căng thẳng, áp lực mà còn nguy hiểm tính mạng chính là cảnh sát. Cảnh sát thường xuyên phải đối phó với tội phạm, những kẻ bạo lực... trong đủ mọi lĩnh vực. Họ được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự xã hội nhưng đồng thời cũng phải tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, phải biết kiểm soát cảm xúc, cân nhắc khi đưa ra quyết định, chú ý đến phản ứng của người dân và có trách nhiệm bảo vệ tính mạng người khác.
Một trong những ngành có mức lương siêu hấp dẫn nhưng đi đôi với nó lại là sự áp lực đó chính là nghề phi công. Bạn có thể đi chu du khắp thế giới, đến những miền đất mới với nghề phi công nhưng đổi lại giờ giấc lại liên tục bị đảo lộn. Phi công thường xuyên làm việc nhiều giờ và bay qua các múi giờ khác nhau. Điều này thường làm xáo trộn lịch trình ngủ của họ, khiến công việc khó khăn hơn và gây mệt mỏi. Thậm chí, một số người không thể về thăm nhà, gặp gỡ người yêu.
Phi công cũng là người đảm bảo tính mạng cho tất cả hành khách và phi hành đoàn, đối mặt với thời tiết bất thường, phi cơ hỏng, khủng bố và nhiều áp lực khác trong quá trình bay.
Những ngành công tác xã hội, tâm lý... là những người giúp đỡ người bị tổn thương về tinh thần, bị lạm dụng, có ý định tự tử và trầm cảm nặng. Mặc dù được đào tạo để giải quyết vấn đề này, họ vẫn gặp nhiều áp lực khi phải đưa ra những quyết định khó khăn và đôi khi vấp phải sự phản kháng của người đang cần giúp đỡ.
Một công việc áp lực và nguy hiểm không kém cạnh khác chính là tài xế taxi. Các tài xế phải làm việc kể cả đêm khuya, không chỉ đối mặt với cơn buồn ngủ mà còn phải đối diện với sự nguy hiểm. Đôi khi, với việc lái xe vào giờ cao điểm, tắc đường, chịu đựng sự phàn nàn của hành khách khó tính, đây chắc chắn là công việc gây căng thẳng cao.
Một ngành chỉ dành cho những cá nhân thực sự bản lĩnh - đó chính là luật sư. Những điều hào nhoáng về việc ăn vận chỉn chu, lịch lãm, đầy quyền lực cùng phong thái đĩnh đạc, hùng hồn... chỉ là một mặt của nghề này. Thực tế đằng sau nó là những khó khăn, áp lực và cả cám dỗ...
Áp lực là phải làm sao để đáp ứng được kết quả, đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng. Đối với cá nhân, doanh nhân, họ cần kết quả, lợi ích tối ưu nhất sau khi kết thúc vụ án. Đối với một số phận pháp lý - bị truy tố trước tòa án mà có dấu hiệu oan sai, luật sư phải đánh giá và có một quá trình khắc nghiệt trao đổi – tư vấn – biện hộ, làm sao minh oan được cho họ...
Xem thêm: |
Jennie