Từ năm 2025, các trường ĐH vẫn tiếp tục sử dụng kết quả kỳ thi riêng để làm cơ sở tuyển sinh. Có thêm trường dự kiến tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực từ năm 2025.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Các trường sử dụng kết quả kỳ thi V-SAT:
1. Kỳ thi V-SAT là gì?
Kỳ thi V-SAT được khởi xướng từ Trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Đây là kì thi đánh giá đầu vào do các trường đại học phối hợp với Trung tâm khảo thí quốc gia (Bộ Giáo dục & Đào tạo) tổ chức. Các trường tổ chức thi V-SAT tự chủ trong việc sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh đại học theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo; đồng thời ưu tiên công nhận và sử dụng chung kết quả của các kỳ thi V-SAT.
2. Hình thức thi, cách tính điểm
Kỳ thi được tổ chức trên máy tính. Thời gian làm bài môn Toán 90 phút. Các môn còn lại mỗi môn thi 60 phút. Các bài thi được tính điểm theo cả hai cách điểm thô và điểm năng lực. Điểm thô của một thí sinh sẽ là tổng số điểm mà thí sinh đạt được dựa trên số tiểu mục câu hỏi trả lời đúng. Đối với dạng thức câu hỏi đúng/sai và ghép hợp, mỗi câu hỏi có 4 tiểu mục câu hỏi; trả lời đúng mỗi tiểu mục sẽ được 1,5 điểm. Đối với câu hỏi trả lời ngắn, mỗi câu trả lời đúng được 6 điểm. Tổng điểm mỗi bài thi là 150 điểm.
Ở bài thi này, để đạt điểm tối đa, thí sinh phải trả lời đầy đủ và đúng 85 tiểu mục câu hỏi thi, đây là điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của định dạng bài thi V-SAT.
3. Nội dung thi
Nội dung thi nằm trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu là chương trình lớp 12 (khoảng 90% kiến thức thuộc chương trình lớp 12 và 10% thuộc chương trình lớp 10, 11). Kỳ thi có 7 môn thi độc lập, gồm: Toán, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Nội dung câu hỏi các môn thi nhằm đánh giá khả năng hiểu các kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực Toán học; khả năng đọc, tư duy, suy luận logic môn học đó thông qua dữ kiện được cung cấp và kiến thức đã học; khả năng áp dụng các kiến thức phổ thông để giải quyết các vấn đề liên quan.
4. Cấu trúc bài thi
Mỗi đề thi có 3 dạng câu hỏi gồm: Dạng câu trắc nghiệm đúng/sai; dạng câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép hợp) và dạng câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
Đối với câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai thường có định dạng ngoài phần để hỏi, loại câu hỏi này gồm ba cột, một cột là danh sách những câu hỏi và hai cột còn lại là các ô trống để thí sinh dựa vào hiểu biết của mình đưa ra quyết định chọn đúng hoặc sai. Mỗi câu hỏi loại này thường xây dựng 4 - 5 phương án lựa chọn đúng/sai.
Đối với câu hỏi trắc nghiệm ghép hợp là câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngoài phần để hỏi-phần dẫn, loại câu hỏi này gồm hai cột, một cột là danh sách những câu/ý hỏi và một cột là danh sách các câu trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, thí sinh tìm cách ghép những câu hỏi của cột này với các câu trả lời ở cột còn lại sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau.
Phần để hỏi thường được đặt ở cột bên trái, đánh thứ tự câu/ý hỏi bằng chữ số (1,2, 3...): phần trả lời được đặt ở cột bên phải, đánh thứ tự bằng chữ cái latin (A, B, C,...). Để đảm bảo độ giá trị của câu hỏi và giảm thiểu khả năng đoán mò của thí sinh, số lượng lựa chọn ở cột bên phải thường được thiết kế nhiều hơn, số lượng các câu hỏi ở cột bên trái.
Đối với câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn, thí sinh được yêu cầu tìm tòi ra câu trả lời của mình, thay vì lựa chọn câu trả lời từ các phương án cho sẵn. Câu trả lời có thể là một từ, một con số, một biểu tượng hoặc một cụm từ, hay cũng có thể là một câu trả lời đơn giản. Loại câu trắc nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra việc ghi nhớ thông tin, sự kiện quan trọng hoặc những kiến thức, khái niệm cơ bản; kiểm tra kỹ năng thực hiện một nhiệm vụ; kiểm tra năng lực tư duy, suy luận logic; kiểm tra khả năng áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan.
Cấu trúc câu hỏi kỳ thi V-SAT
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Xem thêm: |
WY