Bộ GD&ĐT vừa công bố thông kê các tỉnh thành có tỷ lệ thí sinh nhập học cao nhất cả nước trong năm qua. Đây là điều cần lý giải để biết yếu tố nào ảnh hưởng việc lựa chọn hướng ĐH nhiều hơn học nghề hay tham gia lao động.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Bộ GD&ĐT vừa công bố thông tin về tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 trúng tuyển và nhập học vào các cơ sở giáo dục Đại học. Theo đó, địa phương có tỷ lệ học sinh nhập học cao nhất là Bình Dương (80,61%). Xếp vị trí thứ hai là Đà Nẵng với 72,2%. Tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ 70,87%; Hà Nội với tỷ lệ 70,81%, Thừa Thiên Huế với tỷ lệ 67,01%. Nằm trong Top 10 địa phương có tỷ lệ học sinh nhập học cao nhất còn có Nam Định, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phú Yên.
Nếu tính theo 6 vùng kinh tế, tỉ lệ nhập học đại học, cao đẳng/số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT như sau: Vùng trung du và miền núi phía Bắc 40,28%; vùng đồng bằng sông Hồng 64,44%; vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 52,65%; Tây Nguyên 48,56%; Đông Nam Bộ 64,24%; đồng bằng sông Cửu Long 52,45%.
Ngoài ra, có một đặc điểm chung của những địa phương này là tinh thần hiếu học, việc đi du học nghề hay xuất khẩu lao động sau THPT chưa trở thành xu hướng như các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Về thực trạng sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ đánh giá: Thực trạng này gây nhiễu thông tin. Nhiều phương thức xét tuyển không có hoặc rất ít thí sinh đăng ký dẫn tới kém hiệu quả. Chưa đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển. Nhiều cơ sở đào tạo chưa phân tích tương quan, đánh giá đối sánh kết quả học tập của sinh viên theo các phương thức.
Năm 2023, xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm cao nhất 49,45%. Tiếp theo là phương thức xét kết quả học tập bậc THPT 30,24%. Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy 2,57%. Các phương thức khác (bao gồm 12 phương thức) 14,10%.
Xem thêm: |
Jennie