Học phí là một trong những yếu tố quyết định đến việc chọn ngành, chọn trường của thí sinh. Trong bối cảnh hiện nay, không ít thí sinh băn khoăn mức trần học phí ra sao và trường nào có học phí thấp.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Căn cứ danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, mức trần học phí được xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật và được tính theo lộ trình đến năm học 2025 - 2026. Mức trần học phí như sau:
TT |
Nhóm ngành, nghề đào tạo |
Năm 2022-2023 |
Năm 2023-2024 |
Năm 2024-2025 |
Năm 2025-2026 |
1 |
Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh |
1.248 |
1.328 |
1.360 |
1.600 |
2 |
Khoa học, pháp luật và toán |
1.326 |
1.411 |
1.445 |
1.700 |
3 |
Kỹ thuật và công nghệ thông tin |
1.870 |
1.992 |
2.040 |
2.400 |
4 |
Sản xuất, chế biến và xây dựng |
1.794 |
1.909 |
1.955 |
2.300 |
5 |
Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y |
1.287 |
1.370 |
1.400 |
1.650 |
6 |
Sức khỏe |
2.184 |
2.324 |
2.380 |
2.800 |
7 |
Dịch vụ, du lịch và môi trường |
1.560 |
1.660 |
1.700 |
2.000 |
8 |
An ninh, quốc phòng |
1.716 |
1.820 |
1.870 |
2.200 |
Học phí ở các trường ĐH trên cả nước hiện nay có nhiều mức khác nhau. Mức học phí đại học hiện có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường công lập và ngoài công lập, cũng như giữa các ngành đào tạo trong cùng một trường, tùy chương trình đào tạo và tùy trường (công lập, công lập tự chủ, tư thục, quốc tế…).
Không chỉ vậy, từ năm 2020, nhiều trường đã tự chủ nên tăng học phí. Do đó, giữa các trường công lập cũng có những trường mức học phí tương đối cao. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí quy định trên.
Như vậy, các trường Đại học công lập chưa tự chủ tài chính sẽ có mức học phí thấp hơn so với các trường khác.
Hiện nay, khối trường đại học công lập tự chủ đào tạo nhóm ngành y dược có mức học phí cao nhất, gồm: Khoa y Đại học Quốc gia TP.HCM: 66 - 96,8 triệu đồng/năm học (tùy ngành, ngành răng hàm mặt cao nhất). Mức thu từng khóa học sẽ được giữ cố định trong thời gian đào tạo.
Trường đại học Y Dược TP.HCM học phí 37 - 70 triệu đồng/năm học (tùy ngành, ngành răng hàm mặt cao nhất). Học phí các năm tiếp theo dự kiến tăng mỗi năm 10%.
Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: các ngành y khoa, dược học, răng hàm mặt hơn 44 triệu đồng; các ngành còn lại khoảng 41 triệu đồng/năm học.
Các trường Đại học tự chủ tài chính có mức học phí nhỉnh hơn như Trường đại học Tôn Đức Thắng (22,5 - 75,6 triệu đồng, tùy ngành - chương trình, chưa gồm học phí kỹ năng tiếng Anh).
Trường đại học Kinh tế TP.HCM, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, Trường đại học Tài chính - Marketing, Trường đại học Mở TP.HCM, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường đại học Luật TP.HCM, Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường đại học Công nghiệp TP.HCM…
Ở khối Đại học Quốc gia TP.HCM, hiện phần lớn các trường đều đã tự chủ có mức học phí cao: Trường đại học Bách khoa, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường đại học Kinh tế - Luật, Trường đại học Quốc tế, Trường đại học Công nghệ thông tin…
Một số trường Đại học công lập chưa tự chủ tài chính có học phí thấp như Đại học Công đoàn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn HN, Học viện Chính sách và Phát triển, Đại học Luật HN, Đại học Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM...
Xem thêm: |
Jennie