Theo nhiều đánh giá, Thiết kế vi mạch sẽ trở thành ngành nghề nổi bật, khát nhân lực trong thời gian tới. Đây cũng là ngành được nhiều cơ sở đào tạo đẩy mạnh tuyển sinh trong thời gian tới.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Từ cuối năm 2023, ba trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM là Đại học Bách khoa, Công nghệ thông tin và Khoa học tự nhiên được phê duyệt mở nhóm ngành Thiết kế vi mạch và công nghệ bán dẫn.
Sang đến năm 2024, có hơn 10 trường đại học thông báo mở chuyên ngành Thiết kế vi mạch, Công nghệ bán dẫn trong mùa tuyển sinh năm nay. Có thể kế đến ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, Trường ĐH FPT, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM...
Mặc dù là chương trình mới, nhưng ở nhiều trường đào tạo về kỹ thuât, chuyên ngành về Thiết kế vi mạch, bán dẫn đã nằm trong các ngành gần như Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật máy tính, Vật lý kỹ thuật từ nhiều năm.
Theo các trường Đại học, từ cơn khát nhân lực của thị trường và chính sách phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, năm 2024 là thời điểm phù hợp để tách chương trình này thành một chuyên ngành, tiến tới lập ngành riêng.
Về điểm chuẩn, thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn các ngành như trên để định hướng. Theo nhu cầu ngày càng cao, dự kiến điểm chuẩn của ngành Thiết kế vi mạch sẽ không hề thua kém các ngành HOT khác như Tự động hóa, Công nghệ thông tin...Chẳng hạn trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM có mức điểm trúng tuyển ngành Kỹ thuật điện, điện tử cao nhất khu vực phía Nam.
Theo số liệu thống kê, hiện nay ở nước ta có hơn 50 công ty vi mạch hoạt động. Tiêu biểu là Intel, Marvel, Synopsys, Ampe Computing (Mỹ), Renesas (Nhật), BridgeTek và Faraday Việt Nam (Đài Loan).
Số liệu công bố từ Cổng thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, tính đến hết năm 2022, Việt Nam có khoảng 5.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, tập trung tại TP HCM (74%), Hà Nội (10%), Đà Nẵng (8%).
Khảo sát của Hội Công nghệ vi mạch - bán dẫn TP Hồ Chí Minh (HSIA) cho thấy, kỹ sư Thiết kế vi mạch mới ra trường nhận lương trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng. Kỹ sư có 1-3 năm kinh nghiệm, thu nhập dao động 15-30 triệu đồng/tháng. Sau 6 năm, họ nhận lương trung bình 0,6-1 tỷ đồng/năm. Còn từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể hơn 1,5 tỷ đồng mỗi/năm.
Còn ở ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng khoa Điện tử, cho biết 100% sinh viên định hướng thiết kế vi mạch ra trường được chào đón, có việc ngay. Mức lương khởi điểm của kỹ sư mới khoảng 15-20 triệu đồng, tương đương ngành Công nghệ thông tin. Nếu theo nghề 5-10 năm, lương kỹ sư ngành này cao gấp rưỡi Công nghệ thông tin, lên tới 2.500 - 3.000 USD một tháng (60-70 triệu đồng).
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành sản xuất chip và linh kiện bán dẫn. Bộ TT&TT cho biết, ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có thiết kế vi mạch, cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng dưới 20%.
Thông tin từ Bộ GD&ĐT, hiện có hơn 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn; trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao.
Dự kiến trong năm 2024 sẽ tuyển sinh đào tạo trên 1.000 nhân lực trực tiếp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn, các lĩnh vực liên quan sẽ tuyển trên 7.000 và sẽ tăng dần số này từ 20-30% hàng năm.
Xem thêm: |
Jennie