Tuyển sinh số tổng kết và gửi tới thí sinh các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi THPT quốc gia môn Lịch Sử để tham khảo.
Các câu hỏi này thường ở mức độ nhận biết và không quá đánh đố thí sinh. Chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản và lựa chọn câu trả lời đúng là bạn có thể ẵm trọn điểm phần này. Trong trường hợp không chắc chắn, bạn có thể dùng phương pháp loại trừ.
*Ví dụ:
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lực lượng chính trị giữ vai trò
A. hỗ trợ lực lượng vũ trang.
B. quyết định thắng lợi.
C. nòng cốt.
D. xung kích.
=> Đáp án đúng là A. Bởi trong thực tế diễn biến chiến dịch, lực lượng vũ trang là lực lượng xung kích, giữ vai trò nòng cốt, quyết định trong việc đánh bại chính quyền Việt Nam Cộng hòa, còn lực lượng chính trị chỉ là những người dẫn đường giúp quân giải phóng có thể tiến vào giải phóng Sài Gòn thuận lợi.
Với dạng câu hỏi này, thí sinh nên chú ý để tránh trả lời nhầm lẫn. Câu hỏi sẽ xuất hiện từ "Không đúng", "Không phải" hoặc là "Không chính xác"... Như vậy thí sinh cần lựa chọn ý phủ định chứ không phải ý đúng.
*Ví dụ 1:
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A. Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
B. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
C. Hình thành khối liên minh công nông, công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh.
D. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
Nếu bạn không đọc kỹ đề có từ "không phải" thì sẽ rất dễ chọn sai đáp án. Với câu này, đáp án đúng là A.
*Ví dụ 2:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc?
A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 cường quốc
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
=> Đáp án đúng sẽ là A
Đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ có nội dung và cấu trúc dựa trên đề thi tham khảo của Bộ.
Dạng câu này nhằm phân hóa thí sinh. Các phương án trả lời gây nhiễu và đều có vẻ na ná nhau, có vẻ đúng nhưng bạn phải tìm được phương án đúng nhất, đầy đủ nhất. Nếu không nắm vững kiến thức, đầy đủ kiến thức, thí sinh sẽ dễ bị mất điểm trong phần này.
*Ví dụ:
Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1917) so với những người đi trước là ở:
A. Mục đích ra đi tìm đường cứu nước
B. Hành trình đi tìm chân lý cứu nước
C. Hướng đi và cách tiếp cận chân lý cứu nước
D. Thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân
=> Với câu này các đáp án đều có vẻ đúng nhưng Đáp án đúng nhất là C
Câu hỏi sẽ đưa ra 1 đoạn tư liệu hoặc 1 đoạn trích, câu thơ ... liên quan trực tiếp đến một sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng. Những câu này khó bởi yêu cầu các thí sinh phải tư duy và liên hệ đúng với sự kiện đó.
*Ví dụ:
Những câu thơ sau nói đến sự kiện lịch sử nào?
“Khi anh chưa ra đời/ Trái đất còn nức nở/ Nhân loại chưa thành người/ Đêm ngàn năm man rợ/Từ khi anh đứng dậy/ Trái đất bắt đầu cười/...”?
A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
D. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
=> Đáp án đúng là B
Đề thi và đáp án sẽ đưa ra sẵn các quan điểm, nhận định, nếu không thông hiểu, thí sinh sẽ dễ mắc lỗi.
*Ví dụ:
Nhận xét nào đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
A. Không mang tính cải lương
B. Chỉ mang tính dân tộc
C. Không mang tính cách mạng
D. Chỉ có tính chất dân chủ
=> Đáp án đúng là A
Xem thêm: |
Suzy