CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực

Cập nhật: 11/02/2019
Bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐH Quốc gia TP. HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT của Hoa kỳ và bài thi TSA của Anh.

Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP. HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA.

Cụ thể, bài thi ĐGNL tại ĐH Quốc gia TP. HCM đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức cả về mặt tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.

Bài thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP. HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Cấu trúc đề thi như sau:

 
Mục tiêu đánh giá Số câu Nội dung
Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ
1.1. Tiếng Việt 20
Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh
1.2. Tiếng Anh 20
Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu
2.1. Toán học 10
Các vấn đề về toán phổ thông. Các bài suy luận và xác định các quy luật logic.
Các bài phân tích và chọn phương án trả lởi tương ứng với từng bảng số liệu cho trước.
2.2. Tư duy logic 10
2.3. Phần tích số liệu 10
Phần 3. Giải quyết vấn đề
3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học 10
Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên
3. 2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lí 10
3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực Sinh học 10
3. 4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lí 10
3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội 10
Tổng cộng 120  

Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết ứng đáp câu hỏi (Item Response Theory - IRT).

Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi.

Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

Nguồn theo Báo Giáo dục và Thời đại

Tin tức liên quan

Dẫn chứng là gì? Cách lấy dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội tạo ấn tượng với người chấm 09:54 03/06/2019 Trong phần nghị luận xã hội, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi... Kỹ năng nhận biết các dạng biểu đồ trong đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT 16:32 21/05/2019 Có nhiều câu hỏi trong đề thi môn Địa lý THPT quốc gia yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp... Thi THPT quốc gia 2020: Nên dùng bút chì loại nào để tô trắc nghiệm? 11:02 16/06/2019 Hầu hết các môn thi tốt nghiệp THPT 2020 đều thuộc dạng trắc nghiệm. Vì thế, việc chọn loại bút... 300 câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm về Atlat Địa lý cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT 11:25 28/05/2019 Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý sẽ có các câu hỏi kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat của... Các trường Đại học tốt ở Hà Nội dành cho dân khối D 15:46 14/05/2019 Dưới đây là danh sách các trường uy tín về khối D để bạn tham khảo.  Trường ĐH Hoa Sen tổ chức thi đánh giá năng lực 09:45 20/02/2019 Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Trong đó, có phương án thi đánh giá... Toàn bộ kiến thức để làm phần ĐỌC HIỂU môn Ngữ Văn 09:21 11/05/2019 Tuyển sinh số xin tổng hợp lại toàn bộ kiến thức cần nắm rõ để làm phần đọc hiểu giúp các thí...
Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật