Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, có nhiều thí sinh đăng ký bài thi tổ hợp KHTN, KHXH hoặc cả KHTN và KHXH. Quy trình làm đều đã được quy định rõ trong Quy chế của Bộ GD&ĐT.
Đối với thí sinh THPT, đăng ký bài thi tổ hợp nào thì phải dự thi hết các môn thành phần trong bài thi đó. Còn các thí sinh tự do có thể lựa chọn môn thi trong bài thi tổ hợp để xét tốt nghiệp hoặc xét đại học.
Do đó, trong kỳ thi có thể có thí sinh làm cả 3 môn thi thành phần, có thí sinh chỉ làm 2 môn, có thí sinh lại làm 1 môn.
Thí sinh làm 3 môn thi thành phần của bài thi tổ hợp trên cùng một Phiếu trả lời trắc nghiệm. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, giám thị mới thu Phiếu trả lời trắc nghiệm.
Các môn thi thành phần trong mỗi bài thi tổ hợp có cùng một mã đề thi, thí sinh ghi mã đề thi này trên Phiếu trả lời tắc nghiệm để theo dõi. Thí sinh phải nộp lại đề thi, giấy nháp khi hết thời gian làm bài môn thi thành phần (trừ môn Sinh và Giáo dục công dân).
Thí sinh thi 2 môn thành phần, có thể là 2 môn thành phần liên tiếp hoặc không liên tiếp. Việc liên tiếp hay không dựa trên lịch thi đã được Bộ công bố. Cụ thể thứ tự là. Vật lý => Hóa học => Sinh học (KHTN) và Lịch sử => Địa lý => GDCD.
1/ Thí sinh thi 2 môn thành phần liên tiếp ((gồm cả thí sinh GDTX thi bài thi KHXH)
2/ Thí sinh thi 2 môn thành phần không liên tiếp
Trong khoảng thời gian nghỉ chờ làm thủ tục giữa 2 môn thành phần của bài thi tổ hợp, thí sinh đã thi môn thành phần trước đó nếu có nhu cầu đặc biệt và hợp lý thì được cán bộ coi thi xem xét và cho ra ngoài phòng thi; thí sinh phải nộp Phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ coi thi, chịu sự quản lý và tuân thủ đúng hướng dẫn của cán bộ giám sát khi ở ngoài phòng thi.
Xem thêm: |
Suzy