Bài đọc hiểu, tìm lỗi sai, điền từ vào đoạn văn... đều là những dạng rất thường gặp trong đề thi Tiếng Anh. Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh phương pháp làm cách dạng bài này để tham khảo.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Dạng bài đọc hiểu
- Đây là dạng bài chắc chắn có trong đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh. Có 8 dạng câu hỏi rất hay gặp trong phần này gồm:
- Câu hỏi về ý chính (Main idea)
- Câu hỏi từ vựng (Vocabulary Questions)
- Câu hỏi lấy thông tin (Factual Questions)
- Câu hỏi suy diễn (Inference Questions)
- Câu hỏi phủ định/ đối lập
- Câu hỏi thái độ của tác giả (Questions on author's attitude)
- Câu hỏi mục đích của tác giả (Questions on author’s purpose)
- Câu hỏi nguồn gốc của bài viết (The origin of the passage)
- Thời gian thích hợp để làm phần đọc hiểu: 35 phút
- Các bước làm:
- Đọc lướt đoạn văn để nắm ý chính, nội dung đoạn văn. Đừng bao giờ cố dịch hết cả bài vừa tốn thời gian vừa dễ khiến nản chí. Ý chính của bài thường nằm ở câu đầu tiên. Nếu đoạn văn bắt đầu bằng câu hỏi hoặc lời dẫn thì ý chính thường sẽ nằm ở cuối.
- Giải quyết các câu hỏi từ vựng
- Xử lý các câu hỏi thông tin trong bài: Thí sinh phải chú ý nắm keywords của câu hỏi và trong bài. Để trả lời bạn phải tìm đoạn văn chứa keywords đó.
- Xử lý các câu hỏi nội dung bài
Dạng bài ngữ âm, trọng âm
Thí sinh cần học thuộc các quy tắc trọng âm, làm nhiều đề để biết được cách phát âm, đánh trọng âm của từ và lưu ý các trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ: Tìm từ có phần gạch được phát âm khác:
A. blessed B. curried C. crooked D. kicked
Rất nhiều học sinh nhầm lẫn chọn B, nhưng đáp án chính xác lại là D.
Cụ thể: Cách phát âm các từ này như sau: blessed /'blesid/, curried /ˈkɜːrid/, crooked /'krukid/, kicked /kikt/
Như vậy, kicked có phần gạch chân phát âm là /t/, còn lại đều là /id/.
Dạng bài điền từ vào đoạn văn
Thông thường một bài điền từ vào chỗ trống bao gồm 1 đoạn văn khoảng 150-200 chữ cùng chỗ trống để điền từ.
Thí sinh có thể làm theo các bước sau:
- Đọc nhanh cả bài từ đầu đến cuối để hiểu được nội dung, ý chính của bài (không dừng lại khi gặp từ mới hay thông tin chưa hiểu).
- Phân tích chỗ trống cần điền. Để điền vào chỗ trống được chính xác nhất, thí sinh cần đọc cả câu trước, câu sau chứ không chỉ dừng lại câu chứa chỗ trống để hiểu được ngữ cảnh nhé, sau đo xác định từ cần điền thuộc loại từ gì, nghĩa là gì, đóng vai trò ngữ pháp gì.
- Phân tích các đáp án cho sẵn, loại đáp án sai, chọn đáp án đúng.
- Đọc lại một lượt, sữa lỗi sai nếu có.
Dạng bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa
- Bước 1: Đọc đề
- Đọc để hiểu đề yêu cầu tìm từ đồng nghĩa hay trái nghĩa. Chú ý cẩn thận để không nhầm lẫn yêu cầu.
- Đọc đề để đoán nghĩa từ gạch chân. Vì một từ trong Tiếng Anh có thể mang nhiều nghĩa, đọc đề giúp ta hiểu được nghĩa chính xác của từ đó.
- Bước 2: Suy đoán và loại trừ
Dạng bài kiểu này thường không kiểm tra vốn từ vựng của học sinh có rộng hay không mà là kỹ năng đoán nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh. Cách làm là dịch nghĩa của câu và sau đó suy đoán nghĩa của từ.
Có 2 trường hợp thường xảy ra ở dạng bài này là:
- Từ in đậm rất quen và dễ đoán nghĩa, nhưng đáp án lại nhiều từ lạ
- Từ in đậm lạ, chưa gặp bao giờ nhưng đáp án lại có những từ thông dụng.
Ví dụ: Chọn từ trái nghĩa với từ được gạch chân:
A mediocre student who gets low grades will have trouble getting into an Ivy League college.
A. average B. lazy C. stupid D. hard-working
Nhiều người không biết từ mediocre nhưng vẫn có thể tìm được đáo án nhờ dịch nghĩa cả câu. Qua câu trên, ta thấy chúng mang nghĩa tiêu cực (Học sinh mà mediocre, bị điểm kém, sẽ gặp rắc rối…). Mà đề yêu cầu tìm từ trái nghĩa nên đáp án sẽ mang hướng tích cực. Từ đó, thí sinh có thể loại trừ và tìm được đáp án D.
Dạng bài tìm lỗi sai
- Lỗi sai trong bài thi Tiếng Anh thường là:
- Lỗi chính tả
- Lỗi từ loại (Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ,…)
- Lỗi cụm động từ, cấu trúc câu đặc biệt
- Sai giới từ, mạo từ.
- Sai dạng động từ V, to V, Ving
- Lỗi ngữ pháp
- Câu thiếu thành phần
- Câu sai thời động từ
- Sai hòa hợp chủ ngữ và động từ
- Câu sai dạng chủ động bị động
- Mệnh đề quan hệ chưa đúng
- Dùng sai liên từ
- Sai câu điều kiện
- Sai dạng so sánh
- Các bước làm:
- Xác định thành phần câu (Để có thể tìm ra lỗi sai trong mệnh đề chính hoặc mệnh đề phụ)
- Chú ý về sự hòa hợp chủ ngữ - vị ngữ (Chủ ngữ số nhiều đi với động từ nguyên thể; Chủ ngữ số ít thì động từ phải chia; Danh từ số nhiều có đuôi –s/es...)
- Xét thì của động từ (ngoài mấy thì cơ bản, chú ý cả các thì khó như tương lai hoàn thành, quá khứ hoàn thành... )
- Cân nhắc chủ động - bị động (dựa vào chủ ngữ và nghĩa câu)
- Quan sát phát hiện lỗi cụm đồng từ (Giới từ, mạo từ, bổ ngữ...)
Suzy