Atlat là một trong những vật dụng được phép mang vào phòng thi môn Địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Đây cũng là trợ thủ đắc lực giúp thí sinh làm các câu hỏi liên quan một cách dễ dàng, nhanh chóng. Dưới đây, Tuyển sinh số xin gửi tới các bạn những kỹ năng khai thác Atlat một cách hiệu quả nhất để tham khảo.
Trước tiên, bạn phải hiểu rõ cấu trúc Atlat Địa lý như Atlat cung cấp thông tin gì, giúp làm những dạng bài tập gì... Khi nắm rõ cấu trúc Atlat, các bạn sẽ tìm kiếm thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, tiết kiệm được thời gian để làm các câu hóc búa hơn.
Theo đó, Atlat Địa lý gồm các nội dung như sau:
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?
A. Cà Mau.
B. Điện Biên.
C. Hà Giang.
D. Gia Lai
=> Căn cứ vào Atlat, thí sinh có thể dễ dàng thấy được đáp án đúng là A. Cà Mau
Trong Atlat, ký hiệu được sử dụng rất nhiều vì thế thí sinh cần nắm chắc các ký hiệu như tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp, ký hiệu khoáng sản, địa hình... để vận dụng tốt, tránh nhầm lẫn.
Thường mỗi bản đồ về dân cư, ngành kinh tế sẽ có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn, miền) thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông-lâm nghiệp…), về cơ cấu, về xu hướng chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế... Thí sinh cần biết cách khai thác biểu đồ để trả lời câu hỏi cũng như giảm tải nội dung lý thuyết cần ghi nhớ.
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat địa lý trang 30, biểu đồ GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2005-2007. Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Tỷ trọng GDP vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giảm
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tỷ trọng GDP thấp nhất
C. Tỷ trọng GDP vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng
D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tỷ trọng lớn nhất
=> Với cách khai thác Atlat bạn có thể dễ dàng nhận thấy đáp án là B.
Ngoài các câu hỏi nêu trực tiếp dùng Atlat để trả lời, các câu hỏi yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế,... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời.
Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlat, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong sách giáo khoa.
Những câu hỏi chỉ đích danh việc dùng Atlat trang nào thì thí sinh có thể chỉ cần dùng 1 bản đồ ở trang đó. Nhưng cũng có những câu hỏi khó hơn cần dùng nhiều trang bản đồ để trả lời.
Ví dụ: Khi đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, bạn không những chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp này mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện...
Lưu ý chung:
Suzy