Để chống tiêu cực, gian lận và giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ GD&ĐT đã đưa ra nhiều giải pháp mới so với năm ngoái.
Thay vì giao việc chấm thi cho các Hội đồng thi như năm ngoái, năm 2019, cả nước sẽ có 63 cụm thi THPT quốc gia. Các trường ĐH, Học viện, CĐ sẽ chủ trì chấm thi trắc nghiệm cũng như coi thi THPT quốc gia tại các cụm được quy định.
Ví dụ: Tại cụm thi Sơn La - nơi xảy ra việc nâng điểm năm 2018 - có tới 6 trường sẽ tham gia phối hợp tổ chức thi gồm trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Học viện Báo chí - Tuyên truyền; ĐH Kiểm sát; ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội; CĐ Sư phạm Điện Biên; CĐ Sư phạm Hòa Bình.
Xem thêm: Danh sách các trường ĐH sẽ coi thi, chấm thi trắc nghiệm tại các cụm thi THPT quốc gia |
Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24/24 giờ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 1 cán bộ làm nhiệm vụ tại điểm thi của trường ĐH, CĐ (phó trưởng điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại điểm thi.
Khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải có sự chứng kiến của công an và thanh tra.
Các thí sinh tự do, thí sinh là học viên GDTX phải thi chung điểm với thí sinh là học sinh lớp 12 THPT (tỉ lệ ít nhất là 60% trong tổng số thí sinh của điểm thi). Theo thống kê, năm 2019 này, số thí sinh tự do là 38.389 (chiếm 4,3%) trong tổng số 886.650 thí sinh.
Đối với việc chấm bài thi tự luận (Ngữ văn) do Sở GDĐT chủ trì, quy định chặt chẽ hơn khâu chấm 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.
Xem thêm: |
Suzy