CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Thí sinh được trúng tuyển cùng lúc nhiều trường: Tuyển sinh sẽ rối loạn?

Cập nhật: 22/02/2019

Bộ GD&ĐT đang cân nhắc, trong thời gian tới cho phép thí sinh (TS) trúng tuyển vào nhiều trường đại học (ĐH) sau đó chọn một trường để nhập học. Với cách làm này, TS sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn trường, ngành mình yêu thích.

Nhiều trường oằn mình chống thí sinh ảo

Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp ở TP Hồ Chí Minh năm 2019, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thị Kim Phụng thông tin, Bộ GD&ĐT đang xem xét cho phép TS được trúng tuyển cùng lúc nhiều trường ĐH thay vì chỉ được 1 trường như hiện nay. Khi đó, TS sẽ có thêm cơ hội lựa chọn trường mình yêu thích nhất để vào học. Cách làm này đã và đang được nhiều trường ĐH ở các nước phát triển thực hiện. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các trường ĐH trong nước rất khó đánh giá đúng chất lượng, chỉ tiêu tuyển sinh. TS trúng tuyển nhiều trường đồng nghĩa tỷ lệ ảo tăng cao, khi đó những trường top giữa và dưới, vốn gặp khó khăn tuyển đủ chỉ tiêu sẽ phải oằn mình chống đỡ.

Thực tế trước đây, đã có thời kỳ Bộ GD&ĐT cho phép TS được trúng tuyển vào hai trường ĐH, sau đó chọn một trường phù hợp nhất để nhập học khiến tỷ lệ đỗ ảo tăng mạnh. Sau những lần điều chỉnh, hiện nay, TS được đăng ký xét tuyển không hạn chế nguyện vọng (NV) nhưng phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; khi TS trúng tuyển NV cao nhất sẽ không được xét tuyển các NV tiếp sau. Với cách điều chỉnh này, cùng với việc tuyển sinh theo nhóm nên tỷ lệ trúng tuyển ảo ở các trường đã giảm đi rất nhiều. Khi bàn về câu chuyện TS được trúng tuyển cùng lúc nhiều trường, PGS.TS Lê Hữu Lập – nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhận định: “Các trường sẽ không biết được NV nào của TS là đầu tiên dẫn đến ảo lớn và rất khó khăn trong quá trình xét tuyển”. Trong khi đó, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho rằng, các trường ĐH top đầu được nhiều TS lựa chọn sẽ không gặp vấn đề tuyển đủ chỉ tiêu nhưng trường giữa và cuối thì có, thậm chí công tác tuyển sinh kéo dài tới 5 – 7 tháng. Với việc TS cùng lúc được trúng tuyển nhiều trường dẫn đến rối loạn tuyển sinh.

Các trường chủ động tuyển sinh

Nhiều chuyên gia nhận định, khi Bộ GD&ĐT cho phép TS được nhận nhiều giấy trúng tuyển ĐH cùng lúc chính là bước tự chủ tuyển sinh của các trường tăng lên. Bộ GD&ĐT đã nói rõ mục đích chính của "kỳ thi THPT quốc gia là xét tốt nghiệp" nhưng nhiều trường vẫn nối theo cái đuôi “và tuyển sinh ĐH” để lấy kết quả làm căn cứ xét tuyển. Từ quan điểm này, PGS.TS Lê Kim Long – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định: “TS trúng tuyển nhiều trường là bước tiến bộ của Bộ GD&ĐT. Bộ buông và chỉ kiểm soát chuyện tuyển sinh của các trường. Đây là dòng chảy, các trường cần chủ động trong công tác tuyển sinh của mình”.

Trao đổi về câu chuyện TS trúng tuyển 4 - 5 trường cùng lúc, PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Bách khoa Hà Nội rất đồng tình và cho rằng, chỉ có thể thực hiện khi vấn đề ảo trong tuyển sinh được giải quyết rốt ráo và coi là thứ yếu. Để xử lý được câu chuyện này, các chuyên gia giáo dục đề nghị mỗi năm sẽ có ít nhất hai kỳ thi THPT quốc gia để các trường ĐH thực thi quyền xét tuyển quanh năm, chứ không phải một như hiện nay. Thi THPT quốc gia hai lần/năm cũng tạo điều kiện cho những TS thi lần 1 đạt điểm không cao thì mấy tháng sau làm lại để cải thiện tình hình. Nhưng, các bộ đề thi phải được tiêu chuẩn hóa, có tỷ lệ và độ dễ - khó ngang nhau. “Đã đến lúc các trường xem xét việc tuyển sinh là của mình” - ông Điền nêu ý kiến.

Như vậy, với những trường danh tiếng sẽ không ngại khi TS nhận được nhiều giấy trúng tuyển. Nhưng với những trường top giữa và cuối, đây sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt buộc phải tìm ra cách để thu hút TS đăng ký xét tuyển và say sưa với ngành đào tạo – chính là mấu chốt vấn đề. Tuy nhiên, để áp dụng được việc TS trúng tuyển nhiều trường cùng lúc, ông Lập nêu ra 3 điều kiện. Thứ nhất, các trường ĐH hoàn toàn chủ động trong tuyển sinh. Thứ hai, kết quả học tập được ghi trong học bạ của học sinh phổ thông phải phản ánh đúng thực chất. Thứ ba, định hướng ngành nghề cho TS được thực hiện tốt để TS không bị rối khi lựa chọn một trong nhiều trường trúng tuyển.

Nguồn theo Báo Kinh tế & Đô thị

Tin tức liên quan

Dẫn chứng là gì? Cách lấy dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội tạo ấn tượng với người chấm 09:54 03/06/2019 Trong phần nghị luận xã hội, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi... Kỹ năng nhận biết các dạng biểu đồ trong đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT 16:32 21/05/2019 Có nhiều câu hỏi trong đề thi môn Địa lý THPT quốc gia yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp... Thi THPT quốc gia 2020: Nên dùng bút chì loại nào để tô trắc nghiệm? 11:02 16/06/2019 Hầu hết các môn thi tốt nghiệp THPT 2020 đều thuộc dạng trắc nghiệm. Vì thế, việc chọn loại bút... 300 câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm về Atlat Địa lý cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT 11:25 28/05/2019 Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý sẽ có các câu hỏi kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat của... Các trường Đại học tốt ở Hà Nội dành cho dân khối D 15:46 14/05/2019 Dưới đây là danh sách các trường uy tín về khối D để bạn tham khảo.  Trường ĐH Hoa Sen tổ chức thi đánh giá năng lực 09:45 20/02/2019 Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Trong đó, có phương án thi đánh giá... Toàn bộ kiến thức để làm phần ĐỌC HIỂU môn Ngữ Văn 09:21 11/05/2019 Tuyển sinh số xin tổng hợp lại toàn bộ kiến thức cần nắm rõ để làm phần đọc hiểu giúp các thí...
Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật