Cơ chế tuyển sinh trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhăn văn năm 2019 có nhiều điểm mới các thì sinh cần chú ý.
Dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy của trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2019 là 1.950, cao hơn năm 2018. Trường sẽ tuyển sinh thêm 1 ngành học mới là Nhật Bản học và hai chương trình đào tạo chất lượng cao gồm: Báo chí, Khoa học quản lý.
Năm nay, thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Tuy nhiên, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Thí sinh sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Các trường hợp được ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn:
- Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học.
- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học.
- Học sinh hệ chuyên của các trường trung học phổ thông chuyên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội và một số trường THPT chuyên được trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn phân bổ chỉ tiêu xét tuyển thẳng trên cơ sở phê duyệt của ĐH Quốc gia Hà Nội.
- Thí sinh có chứng chỉ quốc tế Cambridge International Examinations (A-Level); chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.
- Chứng chỉ kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đáp ứng quy định của Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn và của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú).
- Người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, đã tốt nghiệp THPT (Nhà trường không có chương trình đào tạo dành riêng cho thí sinh là người khiếm thị, khiếm thính).
Sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên chính quy của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn có cơ hội học thêm một ngành thứ hai là một trong các ngành sau:
- Ngành Báo chí, ngành Đông phương học (chuyên ngành Korea học, chuyên ngành Nhật Bản học), ngành Khoa học quản lí, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quản trị văn phòng (dự kiến), ngành Quốc tế học và ngành Tâm lý học của Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn.
- Ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành Ngôn ngữ Nhật, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ.
- Ngành Luật học của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của cả hai ngành sẽ được nhận hai bằng cử nhân chính quy.
Suzy