CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Thiết kế vi mạch

Cập nhật: 19/01/2024

Thiết kế vi mạch cũng được xếp vào những nhóm ngành siêu Hot nhất tính đến thời điểm hiện tại. Đây là ngành học cũng không quá dễ, tuy nhiên sẽ có rất nhiều cơ hội trong nghề nghiệp được mở rộng và hiện được rất nhiều các doanh nghiệp săn đón.

Thiết kế vi mạch là ngành gì?

Ngành Thiết kế vi mạch có tên tiếng Anh là Integrated Circuit Design hay là VLSI Design. Đây là ngành chuyên nghiên cứu, phát triển cũng như chế tạo từng chip điện tử và được gọi là mạch tích hợp (IC - Integrated Circuit). 

nganh-thiet-ke-vi-mach
Ngành Thiết kế vi mạch hiện thu hút rất nhiều thí sinh đăng ký theo học

Hiện nay, ở Việt Nam vi mạch được biết đến là lĩnh vực vô cùng quan trọng, được xem là lĩnh vực nền tảng quan trọng cho rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Sự phát triển của những quốc gia vô cùng giàu mạnh, phát triển trên thế giới hiện tại đều có sự đóng góp quan trọng của công nghệ vi mạch. Nhưng ngành này luôn đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, chuyên gia với trình độ cao và có tầm nhìn.

Theo như ước tính mỗi năm công ty ngành Thiết kế vi mạch sẽ cần khoảng 300 kỹ sư. Nhưng số lượng sinh viên được đào tạo cho ngành này hầu như sẽ không đáp ứng đủ cho thị trường nhân lực, vì vậy đa số những sinh viên ra trường đều có việc làm.

Theo như đánh giá của các chuyên gia, Thiết kế vi mạch là lĩnh vực vô cùng triển vọng trong tương lai, sẽ trở thành sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người yêu thích nghiên cứu khoa học.

Sinh viên học ngành Thiết kế vi mạch sẽ được học những gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế vi mạch sẽ đáp ứng được những yêu cầu cụ thể như sau:

  • Nắm các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, hiểu được khả năng vận dụng các kiến thức vào trong chuyên ngành Thiết kế vi mạch vào trong thực tiễn cuộc sống.
  • Kỹ năng thiết kế, hiện thực hóa, đánh giá hệ thống và giải pháp của ngành Thiết kế vi mạch.
  • Kỹ năng khảo sát tài liệu, lập luận, phân tích cũng như đề xuất giải pháp sáng tạo cho vấn đề có liên quan đến ngành nghề này.
  • Có được những kỹ năng dùng đến các công cụ thiết kế, mô phỏng cũng như đánh giá từ phía những nhãn hàng nổi tiếng ở trên thế giới như Cadence, Siemens (Mentor Graphics), Synopsys, Xilinx.
  • Kỹ năng về lãnh đạo, quản lý cùng với thái độ trách nhiệm trong nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật đi cùng với đó là những giá trị về đạo đức.
  • Kỹ năng hợp tác, giao tiếp, kết nối hiệu quả cùng với cá nhân, tập thể trong từng ngữ cảnh chuyên ngành nhất định, đọc - hiểu tài liệu, khả năng giao tiếp ở trong công việc, trình bày từng giải pháp chuyên ngành bằng ngôn ngữ.

Sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ nắm vững được các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về kỹ thuật thiết kế vi mạch với mục đích ứng dụng, hiện thực hóa và đánh giá hệ thống, kỹ năng thiết kế và các giải pháp.

Bên cạnh đó, nhằm tham gia từng dự án tại doanh nghiệp, sinh viên còn được học thêm các kỹ năng dùng đến từng công cụ thiết kế, mô phỏng cũng như đánh giá kiểm tra từ phía những nhãn hàng nổi tiếng.

Các trường đào tạo ngành Thiết kế vi mạch

Trong những năm trở lại đây cũng đã có rất nhiều người đào tạo ngành Thiết kế vi mạch. Hoặc ở trong chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hay là Vật lý kỹ thuật, Công nghệ, Điện - Điện tử,... của các trường Đại học đều có đào tạo những kiến thức cơ bản có liên quan đến công nghệ vi mạch, bán dẫn hoặc mạch tích hợp,...

nganh-thiet-ke-vi-mach-1
Tìm hiểu các trường đào tạo ngành Thiết kế vi mạch

Các trường đào tạo ngành Thiết kế vi mạch gồm có:

Tìm hiểu về mức lương kỹ sư Thiết kế vi mạch

Đối với các kỹ sư Thiết kế vi mạch mới ra trường sẽ nhận được mức lương trinh bình khoảng 15 triệu/ tháng. Kỹ sư có từ 1 - 3 năm kinh nghiệm, mức thu nhập sẽ dao động trong khoảng từ 15 - 30 triệu. Sau thời gian 6 năm, họ sẽ nhận lương trung bình 0.6 - 1 tỷ đồng/ năm. Đây là mức lương vô cùng hấp dẫn, cũng chính vì thế mà hiện nay ngành học này được rất nhiều thí sinh có nguyện vọng đăng ký theo học.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật