CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Bảo hộ lao động

Cập nhật: 10/08/2019

Ngành Bảo hộ lao động học những gì? Có những trường nào đào tạo ngành học này hay cơ hội việc làm có rộng mở không? Đây là những điều mà đa số thí sinh quan tâm khi định theo đuổi ngành học này.

1. Tìm hiểu về ngành Bảo hộ lao động

  • Ngành Bảo hộ lao động là ngành đào tạo sinh viên trở thành những người bảo đảm, cải thiện an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc dựa trên cách xác định nghĩa vụ, quyền và quan hệ lẫn nhau về bảo hộ lao động giữa người thuê lao động, người lao động và người được người lao động ủy quyền làm đại diện.
  • Sinh viên theo học ngành Bảo hộ lao động sẽ được trang bị những kỹ năng thực hành thực tế, lý thuyết cùng với những môn học chuyên ngành đảm bảo an toàn lao động như Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng và vận chuyển, An toàn thiết bị chịu áp lực, Kỹ thuật an toàn, An toàn trong xây dựng, Kỹ thuật an toàn điện, Sức khỏe nghề nghiệp, Vệ sinh lao động và độc chất học 1…
  • Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý tổng hợp môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường lao động trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp. Có đủ năng lực để làm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra bảo hộ lao động công đoàn, tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành học này…
Ngành Bảo hộ lao động và những điều cần biết

2. Chương trình đào tạo ngành Bảo hộ lao động

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Bảo hộ lao động trong bảng dưới đây.

A

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

I.1. Học phần bắt buộc (Không kể GDTC, GDQP)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HP1,2)

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

4

Anh văn cơ bản (I-II-III) (3-3-3)

5

Tin học đại cương

6

Giải tích 1

7

Giải tích 2

8

Đại số

9

Vật lý 1

10

Vật lý 2

11

Hóa học đại cương

12

Pháp luật đại cương

13

Sinh y học đại cương

14

Giáo dục thể chất

15

Giáo dục quốc phòng

I.2. Học phần tự chọn

B

KIẾN THỨC GD CHUYÊN NGHIỆP

II.1

Kiến thức cơ sở khối ngành

II.1.1

Học phần bắt buộc (kiến thức cơ sở ngành)

16

Hình họa – Vẽ kỹ thuật

17

Kỹ thuật điện

18

Kỹ thuật nhiệt

19

Cơ học lý thuyết

20

Sức bền vật liệu

21

Kỹ thuật điện tử

22

Thủy khí động lực học

23

Tâm lý học lao động

24

Tin học ứng dụng

25

Kỹ thuật đo lường

26

Môi trường và phát triển

27

Cơ khí đại cương

28

Xã hội học công nghiệp

29

Công nghệ hóa chất

II.1.2

Học phần tự chọn (kiến thức cơ sở ngành)

II.2

Kiến thức ngành và chuyên ngành

II.2.1

Học phần bắt buộc

30

Anh văn chuyên ngành

31

Tổng quan về Bảo hộ lao động

32

Cung cấp điện xí nghiệp

33

Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam

34

Phương tiện bảo vệ cá nhân

35

Y học lao động

36

Ecgonomi

37

An toàn điện

38

An toàn hóa chất

39

Kỹ thuật xử lý tiếng ồn và rung động

40

Kỹ thuật chiếu sáng công nghiệp

41

Phòng chống cháy nổ

42

Kỹ thuật an toàn trong xây dựng

43

Chế độ, chính sách pháp luật về bảo hộ lao động

44

Thống kê và phân tích An toàn-Vệ sinh lao động

45

Nhận diện, đánh giá rủi ro môi trường lao động

46

Kỹ thuật xử lý chất thải rắn

47

Kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường nước

48

Kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường khí

49

An toàn thiết bị nâng, vận chuyển

50

Đồ án về kỹ thuật an toàn.

51

Đồ án về kỹ thuật vệ sinh.

52

Quản lý an toàn trong xây dựng

53

Quản lý rủi ro môi trường lao động

54

Quản lý chất thải rắn

55

Quản lý ô nhiễm môi trường nước

56

Quản lý ô nhiễm môi trường khí

57

Quản lý an toàn thiết bị nâng, vận chuyển

58

Đồ án quản lý AT-VSLĐ trong cơ sở lao động

59

Đề án môn học

60

Kiến tập (năm thứ 3)

II.2.2

Học phần tự chọn

C.

THỰC TẬP, BẢO VỆ KHÓA LUẬN, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Theo Đại học Công đoàn

3. Các khối thi vào ngành Bảo hộ lao động

- Mã ngành: 7850201

- Tổ hợp môn xét tuyển: 

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán. Lý, Anh
  • D01: Toán, Văn, Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Bảo hộ lao động

Điểm chuẩn ngành Bảo hộ lao động của các trường đại học vào khoảng từ 15 đến 17 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Bảo hộ lao động

Hiện nay, trên cả nước chưa có nhiều trường đào tạo ngành học Bảo hộ lao động. Với những bạn trẻ yêu thích, đam mê ngành học này các bạn có thể tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường đại học đào tạo ngành học này, đó là:

6. Học ngành Bảo hộ lao động ra làm gì?

Công tác an toàn lao động ngày càng được chú trọng và quan tâm hơn trong mọi lĩnh vực, mọi xí nghiệp, cơ quan có hoạt động sản xuất từ tư nhân đến nhà nước. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Bảo hộ lao động có nhiều cơ hội làm việc với mức thu nhập khá ổn. Cụ thể:

  • Chuyên viên về An toàn - Vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Cán bộ có nghiệp vụ sư phạm giảng dạy ngành Bảo hộ lao động tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành học này.
  • Kiểm tra Bảo hộ lao động của Công đoàn.
  • Thanh tra Nhà nước về An toàn vệ sinh lao động.
  • Làm viêc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.
  • Các dự án công trình xây dựng.
  • Công ty tư vấn các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các tỉnh, thành phố.
Học Ngành Bảo hộ lao động ra trường cơ hội việc làm ra sao?

7. Mức lương ngành Bảo hộ lao động

Mức lương ngành Bảo hộ lao động là một trong  những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Mức lương cao hay thấp cũng là yếu tố để xác định việc chọn lựa ngành học để theo đuổi. Thông thường, mức lương của sinh viên mới ra trường ngành Bảo hộ lao động làm việc tại các xí nghiệp, công ty thường là tù 5 đến 7 triệu. Nếu bạn làm ở các cấp quản lý cao hơn bạn sẽ nhận mức lương tương đương với cấp mình làm và lượng công việc mà bạn phải quản lý.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Bảo hộ lao động 

Để làm tốt công việc Bảo hộ lao động, tố chất đầu tiên đó là bạn cần có tình yêu đối với nghề, nắm được lĩnh vực chuyên môn và các quy trình để bảo hộ cho lao động. Ngoài ra, bạn cũng cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Hiểu được những vất vả và mối nguy hiểm khi lao động của người lao động trong lĩnh vực đó là gì.
  • Để làm tốt công việc này và có tình yêu với nghề, cần hiểu rõ các quy trình của bảo hộ lao động để từ đó nắm rõ được các quy tắc trong ngành.
  • Biết được các quy trình chính xác của công tác bảo hộ lao động, nắm được tất cả các yếu tố gây hại mà môi trường có thể gây hại cho người lao động.
  • Nắm rõ tất cả đặc tính của trang thiết bị bảo hộ lao động, các chức năng và công dụng của từng loại để từ đó có thể áp dụng cho công nhân để phù hợp nhất với môi trường làm việc.
  • Hiểu được chất liệu của những trang thiết bị An toàn lao động đó có tác dụng như thế nào. Có tính nhẫn nại và nguyên tắc để đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối.
  • Có kỹ năng ngoại giao tốt.
  • Có sức khỏe dẻo dai để phục vụ nghề nghiệp lâu dài.
  • Có đủ phẩm chất, đạo đức, thực hiện theo nguyên tắc và luật pháp của nhà nước ban hành.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Bảo hộ lao động, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật