Ngành Biên kịch sân khấu hiện nay được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được về ngành nghề này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ nhất giúp bạn tìm hiểu về ngành Biên kịch sân khấu.
1. Ngành Biên kịch sân khấu là gì?
Biên kịch sân khấu là người đầu tiên tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ của họ. Một số nhà biên kịch tham gia trực tiếp vào quá trình làm phim, cùng lựa chọn diễn viên, đề nghị thay đổi cách diễn xuất cho phù hợp với yêu cầu của kịch bản.
Người làm trong ngành Biên kịch sân khấu được gọi là đạo diễn sân khấu, là người sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong quá trình xây dựng, dàn dựng sân khấu trước khi bắt đầu một kịch bản. Với vai trò là một người chịu trách nhiệm về sân khấu họ sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình xây dựng âm thanh, ánh sáng, phương tiện kỹ thuật. Những người biên kịch sân khấu nhiều khi kiêm luôn vai trò làm đạo diễn sân khấu.
Chương trình đào tạo ngành Biên kịch sân khấu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Biên kịch sân khấu, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực sân khấu nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Biên kịch sân khấu ở trình độ đại học; có kỹ năng về nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật Biên kịch sân khấu; có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả trong lĩnh vực Biên kịch sân khấu.
Mức điểm chuẩn của ngành Biên kịch sân khấu dao động từ 18 đến 23 điểm. Tuy nhiên, ngoài xét tuyển môn văn hóa, thí sinh còn phải dự thi phần thi năng khiếu do trường tự tổ chức.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Biên kịch sân khấu các bạn có thể đảm nhận công việc như sau:
Đảm nhận việc biên kịch sân khấu do các công ty truyền thông tổ chức, những công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện.
Thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, truyền hình.
Trở thành một nhà đạo diễn sân khấu tự do, chuyên nhận các dự án bên ngoài theo hợp đồng đặt hàng.
Làm việc tại các đài truyền hình trung ương và địa phương.
Tham gia vào công tác giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đạo diễn sân khấu, giảng dạy các diễn viên tại các trường đào tạo nghệ thuật trên cả nước, các trung tâm văn hóa thuộc nhà nước hoặc tư nhân.
6. Mức lương làm việc trong ngành Biên kịch sân khấu
Vị trí biên kịch sân khấu truyền hình hiện nay được khá nhiều bạn theo học, đây là ngành không có nhiều nhân lực hoạt động, chính vì vậy mức lương trong ngành cũng khá cao, tùy theo đơn vị hoạt động mà đạo diễn sân khấu sẽ có được những mức lương khác nhau.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành biên kịch sân khấu sinh viên có thể làm tại các công ty truyền thông chuyên tổ chức sự kiện với vai trò là lên kịch bản, lên các ý tưởng sắp xếp sân khấu. Mức lương đối với vị trí này là từ 8 triệu đến 10 triệu.
Trở thành biên kịch sân khấu làm việc tại các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương tại các chương trình ghi hình phát sóng như gameshow, kịch, phim với mức lương khoảng từ 15 triệu đến 20 triệu.
Biên kịch sân khấu làm việc tự do mức lương có thể lên đến 50 triệu/tháng tùy theo dự án và số lượng dự án mà đạo diễn nhận về.
7. Những tố chất để thành công trong ngành Biên kịch sân khấu
Nghề Biên kịch sân khấu có nhiều sức hấp dẫn đối với những bạn đam mê với ngành học này. Vậy muốn trở thành một nhà Biên kịch sân khấu giỏi cần phải có được những tố chất gì?
Có kiến thức về chuyên môn sâu: Một người biên kịch sân khấu bắt buộc cần phải có được những kiến thức tổng quát nhất trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, máy móc, kỹ thuật, điện ảnh… để xây dựng bối cảnh phù hợp trên sân khấu với các loại bối cảnh khác nhau giúp cho kịch bản diễn ra xuyên suốt trong chương trình.
Có sự sáng tạo: Một nhà biên kịch sân khấu cần phải có sự sáng tạo trong công việc, có những ý tưởng trong việc xây dựng sân khấu một cách mới mẻ, biến được những ý tưởng từ kịch bản để thể hiện trên sân khấu. Đặc biệt một nhà biên kịch cần phải làm nổi bật được chương trình và truyền tải thông điệp từ kịch bản đến với người xem.
Biết cân đối chi phí: Một nhà biên kịch sân khấu sẽ cần phải lên được kế hoạch của việc xây dựng sân khấu qua các chi phí dựa trên kịch bản đã xây dựng sẵn. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi trong quá trình làm sân khấu cần phải có sự chi tiêu hợp lý và chính xác, tránh mọi sự lãng phí từ chủ đầu tư.
Kỹ năng quản lý: Bên cạnh những kỹ năng trên thì kỹ năng của một nhà biên kịch sân khấu là kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, iám sát, thiết kế sáng tạo cho mỗi chương trình. Bạn cần phải biết cách phân bố công việc và hoàn thành đúng tiến đọ, đốc thúc nhân sự làm việc. Đặc biệt cần phải giải quyết được các vấn đề xung đột trong quá trình xây dựng.
Có cảm xúc tốt: Một nhà biên kịch sân khấu cần phải là người nhạy cảm với mọi thứ, có cảm xúc tốt để có thể sáng tạo cũng như lên được những ý tưởng thực tế một cách tốt nhất, truyền tải được thông điệp qua những hình ảnh, ánh đèn, màu sắc trên sân khấu. Những kỹ năng này không thuộc về lĩnh vực kiến thức chuyên môn mà những thứ này được hình thành trong quá trình kinh nghiệm thực tế. Vì vậy bạn cần phải có sự trau dồi kinh nghiệm qua những công việc hàng ngày.
Nhạy cảm, tâm lý: Biên kịch sân khấu phải là người có sự hiểu biết về tâm lý con người, hiểu được nhân vật. Nếu như muốn trở thành một nhà đạo diễn giỏi trước hết bạn cần phải là một nhà tâm lý giỏi. Điều này vô cùng quan trọng trong việc xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện công việc.
Có khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng: Để trở thành một biên kịch sân khấu giỏi bạn cần phải có một trí tưởng tượng phong phú và phải là một người có khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng qua hình ảnh trên sân khấu, những mô phòng dàn dựng để có thể làm nổi bật được nội dung mà đạo diễn muốn trình bày.
Ngành Biên kịch sân khấu được đánh giá là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường và có mức thu nhập khá cao. Nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký nguyện vọng vào trường đại học phù hợp để được học tập và rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé!