Thi tuyển vào ngành Biên phòng cần có những quy định riêng, bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu hơn về ngành này để có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân.
1. Tìm hiểu về ngành Biên phòng
Bộ đội Biên phòng Việt Nam là lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu. Bộ đội Biên phòng thường làm việc tại các địa bàn rất phức tạp và nguy hiểm, luôn phải đối mặt với những khó khăn gian khổ trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng: phối hợp với các ngành, lực lượng hữu quan trên địa bàn và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ đường biên quốc gia, mốc giới; duy trì thực hiện các hiệp định, quy chế biên giới và pháp luật về biên giới; phát hiện và đấu tranh với các hoạt động vi phạm và chống phá của các loại tội phạm, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự ở khu vực biên giới; thực hiện nhiệm vụ đối ngoại biên phòng, quan hệ với các cơ quan hữu quan các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề về quan hệ biên giới nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, góp phần tạo môi trường ổn định, phát triển và phục vụ đắc lực cho chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế.
Điểm chuẩn ngành Biên phòng năm 2018 của Học viện Biên phòng như sau:
- Tổ hợp A01:
Thí sinh Nam miền Bắc: 21.15
Thí sinh Nam Quân khu 4: 16.85
Thí sinh Nam Quân khu 5: 19.00
Thí sinh Nam Quân khu 7: 20.60
Thí sinh Nam Quân khu 9: 18.35
- Tổ hợp C00:
Thí sinh Nam miền Bắc: 26.00
Thí sinh Nam Quân khu 4: 25.25
Thí sinh Nam Quân khu 5: 24.00
Thí sinh Nam Quân khu 7: 23.25
Thí sinh Nam Quân khu 9: 24.00
4. Các trường đào tạo ngành Biên phòng
Hiện ở nước ta có Học viện Biên phòng đang tuyển sinh và đào tạo ngành Biên phòng.
5. Cơ hội việc làm của ngành Biên phòng
Sau khi đỗ và học tập tại các trường khối quân đội, các học viên sẽ không phải lo thất nghiệp, bởi giống như trong ngành công an, trong quân đội, bạn được phân công công tác sau khi tốt nghiệp và có mức thu nhập ổn định. Tùy vào trình độ, khả năng và nguyện vọng, bạn có thể công tác tại rất nhiều vị trí khác nhau trong quân đội:
Sĩ quan: là những cán bộ được đào tạo cơ bản về chuyên ngành quân sự, chỉ huy các đơn vị quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Quân nhân chuyên nghiệp: là những quân nhân được đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cần thiết cho công tác chỉ huy, chiến đấu, đảm bảo chiến đấu, xây dựng quân đội và tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội.
Công nhân viên quốc phòng: là những công nhân viên chức nhà nước, công tác trong các đơn vị, nhà máy quân đội, đảm nhiệm một mặt chuyên môn kỹ thuật nào đó hoặc giúp việc cho người chỉ huy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Hạ sĩ quan và binh sĩ: là những quân nhân phục vụ trong các đơn vị quân đội có thời hạn theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện quân sự chu đáo với kỷ luật nghiêm minh.
6. Mức lương làm việc trong ngành Biên phòng
Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1-5-2012 là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 220.000 đồng/tháng (tương đương với 26,5%) so với mức lương 830.000 đồng/tháng hiện đang áp dụng.
Mức lương tối thiểu chung nêu trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức…
7. Những phẩm chất cần có trong ngành Biên phòng
Để học tập và làm việc trong ngành Biên phòng đòi hỏi bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
Lòng yêu nước tha thiết, yêu nghề;
Tính kỷ luật, nghiêm túc;
Tinh thần đoàn kết;
Lạc quan, yêu đời;
Can đảm, chấp nhận mạo hiểm, chịu được gian khổ;
Trung thực, nhân hậu.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu về ngành học hiệu quả, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.