CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Công nghệ sinh học

Cập nhật: 01/07/2020

Ngành Công nghệ sinh học là ngành học hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học hiện nay. Bài viết dưới đây chia sẻ một số thông tin cơ bản về ngành Công nghệ sinh học để giúp bạn đưa ra lựa chọn có nên học ngành này không nhé.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ sinh học

  • Công nghệ sinh học (tiếng Anh là Biotechnology) là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.
  • Hiểu theo nghĩa hẹp, Công nghệ sinh học liên quan đến những kỹ thuật hiện đại như công nghệ di truyền và các kỹ thuật cao cấp khác như cố định enzyme, tạo dòng vi khuẩn tổng hợp protein cho con người hay tạo các kháng thể đơn dòng. Mục tiêu của ngành là sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và các sảm phẩm thân thiện với môi trường nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng hiện nay.
  • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học. Đồng thời , sinh viên cũng được trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.
  • Các chuyên ngành của Công nghệ sinh học gồm: Công nghệ vi sinh, Công nghệ tế bào, Công nghệ mô - công nghệ protein - enzym và kỹ thuật di truyền, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học thực phẩm, Công nghệ sinh học y dược, tin - sinh học.
Công nghệ sinh học - ngành học có tiềm năng việc làm lớn

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ sinh học trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 10 đế số 12)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sở 1

6

Tin học cơ sở 3

7

Tiếng Anh A1

8

Tiếng Anh A2

9

Tiếng Anh B1

10

Giáo dục thể chất

11

Giáo dục quốc phòng - an ninh

12

Kỹ năng mềm

II

Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

13

Cơ sở văn hóa Việt Nam

14

Khoa học trái đất và sự sống

III

Khối kiến thức chung của khối ngành

15

Đại số tuyến tính

16

Giải tích 1

17

Giải tích 2

18

Xác suất thống kê

19

Cơ-Nhiệt

20

Điện-Quang

21

Hóa học đại cương

22

Hóa học hữu cơ

23

Hóa học phân tích

24

Thực tập hóa học đại cương

IV

Khối kiến thức chung của nhóm ngành

IV.1

Bắt buộc

25

Tế bào học

26

Sinh học phân tử

27

Hóa sinh học

28

Di truyền học

29

Vi sinh vật học

30

Thống kê sinh học

31

Sinh lý học người và động vật

32

Sinh học phát triển

33

Thực tập thiên nhiên

IV.2

Tự chọn

34

Lý sinh học

35

Mô học

36

Proteomic và sinh học cấu trúc

37

Miễn dịch học phân tử

38

Vi rút học cơ sở

39

Thực tập sản xuất

V

Khối kiến thức ngành và bổ trợ

V.1

Bắt buộc

40

Các kỹ thuật cơ bản trong Công nghệ sinh học

41

Tin sinh học

42

Nhập môn công nghệ sinh học

43

Sinh học chức năng thực vật

44

Kỹ thuật di truyền

45

Hệ thống học thực vật học

46

Hệ thống học động vật không xương sống

47

Hệ thống học động vật có xương sống

V.2.

Tự chọn

V.2.1

Các môn chuyên sâu

V.2.1.1

Các môn học chuyên sâu về Di truyền học và kỹ nghệ gen

48

Di truyền vi sinh vật học

49

Công nghệ protein-enzym

50

Di truyền học dược lý

51

Di truyền học ung thư

52

Công nghệ sinh học dược phẩm

V.2.1.2

Các môn học chuyên sâu về Vi sinh vật học và công nghệ lên men

53

Vi sinh vật học và xử lý môi trường

54

Di truyền vi sinh vật học

55

Công nghệ sinh học vacxin

56

Vi sinh vật học thực phẩm

57

Enzym vi sinh vật

V.2.1.3

Các môn học chuyên sâu về Hóa sinh học và công nghệ protein-enzym

58

Cơ sở hóa sinh chế biến thực phẩm

59

Công nghệ protein-enzym

60

Công nghệ mô và tế bào thực vật

61

Nuôi cấy mô và tế bào thực vật

V.2.1.4

Các môn học chuyên sâu về Công nghệ tế bào

62

Nuôi cấy mô và tế bào thực vật

63

Công nghệ sinh học động vật

64

Công nghệ tế bào gốc

65

Sinh học khối u

V.2.1.5

Các môn học chuyên sâu về Sinh y

66

Cơ sở phân tử của bệnh

67

Vi sinh vật y học

68

Động vật y học

69

Sinh học khối u

70

Công nghệ sinh học dược phẩm

V.2.2

Các môn học bổ trợ

71

Sinh thái học môi trường

72

Phương pháp nghiên cứu thực vật

73

Các nguyên lý của Sinh học bảo tồn

74

Sinh học và sinh thái học động vật c xương sống

75

Côn trùng học đại cương

VI

Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

 

Thực tập và niên luận

76

Niên luận

77

Khóa luận tốt nghiệp

 

Môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp

78

Năng lượng sinh học

79

Di truyền học tế bào soma

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Công nghệ sinh học

- Mã ngành: 7420201

- Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Lý - Hóa học
  • B00: Toán - Hóa học - Sinh học
  • B03: Toán - Sinh học - Ngữ văn
  • D08: Toán - Sinh - Tiếng Anh
  • A01: Toán - Lý - Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học

Ngành Công nghệ sinh học được tuyển sinh và đào tạo tại nhiều trường đại học trên cả nước. Điểm chuẩn của trường phụ thuộc vào từng đơn vị đào tạo. Năm 2018, điểm chuẩn của ngành dao động từ 15 - 21 điểm. 

Điểm chuẩn vào ngành Công nghệ sinh học

5. Danh sách trường đào tạo Công nghệ sinh học

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ sinh học và xét tuyển đầu vào các tổ hợp môn khác nhau. Vì vậy, để các phụ huynh và thí sinh chọn được một ngôi trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học tốt nhất là điều không dễ dàng. Danh sách dưới đây sẽ giúp các bạn tìm ra được một trường đại học phù hợp để theo học ngành này.

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ sinh học 

Theo học ngành Công nghệ sinh học, khi ra trường, sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên môn để có thể dễ dàng xin việc tại các vị trí sau:

  • Giảng dạy Sinh học (một số môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường THPT.
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh học, sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Công nghệ sinh học của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, phòng...), các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện.
  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, nông, lâm, ngư, y dược, khoa học hình sự, công nghiệp nhẹ.
  • Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược.

7. Mức lương của ngành Công nghệ sinh học

Có thể thấy trong những năm xét tuyển gần đây,  ngành Công nghệ sinh học được rất nhiều thí sinh quan tâm. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng, ngành còn có mức lương khá “hấp dẫn” so với các chuyên ngành cùng khối ngành. Mức lương của ngành tùy thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn, dao động trong khoảng 6 - 20 triệu.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ sinh học

Để có thể học tốt và thanh công trong ngành Công nghệ sinh học, người học cần có những tố chất, kỹ năng sau:

  • Có đam mê với khoa học và công nghệ;
  • Có sự chăm chỉ, cẩn thận và tư suy logic;
  • Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học;
  • Học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là Sinh học;
  • Ham học hỏi và khả năng tự tìm hiểu;
  • Chịu được áp lực công việc.

Trên đây là những thông tin thí sinh cần nắm về ngành Công nghệ sinh học. Hy vọng bài viết sẽ đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc và giúp các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật