CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Gốm

Cập nhật: 30/05/2019

Ngành học Gốm là ngành học về mỹ thuật mà không phải ai cũng biết. Ngành học này là gì, chương trình học như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về ngành Gốm.

1. Tìm hiểu về ngành Gốm

  • Ngành Gốm là ngành học đào tạo sinh viên biết chế tác, tạo hình những vật dụng, đồ vật trong xây dựng , công trình và đời sống hàng ngày với nguyên liệu phần lớn là đất sét. Mục tiêu đào tạo ngành Gốm đó là là xây dựng hệ thống những kiến thức cơ bản về sáng tác, thiết kế ứng dụng, tạo dáng sản phẩm trên chất liệu gốm truyền thống.
  • Sinh viên khi theo học ngành Gốm sẽ được học các môn học từ cơ sở như môn Triết học Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối Cách mạng Việt Nam đến các môn chuyên ngành chuyên sâu như môn nguyên liệu đất, môn lịch sử thiết kế chuyên ngành, môn chuẩn bị vật liệu, môn chế biến nguyên liệu, môn kỹ thuật tạo mẫu, tạo cốt, đổ khuôn, môn sửa sản phẩm… Ngoài ra còn phải học những môn như ngoại ngữ, kỹ năng mềm, các môn thực hành nhằm phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp sau này.
Ngành Gốm

2. Các khối thi vào ngành Gốm 

- Mã ngành: 7210107

- Ngành Gốm xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • H00: Ngữ văn - Vẽ hình họa người - Vẽ trang trí màu
  • H07: Toán - Hình họa - Trang trí

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

3. Điểm chuẩn ngành Gốm

Trong đề án tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục và đào tạo, mỗi trường sẽ tự đưa ra phương án điểm chuẩn. Với ngành Gốm thì điểm chuẩn trong năm 2018 là 19 điểm. Thí sinh đạt ngưỡng điểm 18 trở lên là có thể trúng tuyển vào ngành học.

4. Các trường đào tạo ngành Gốm

Hiện nay, trên cả nước chưa có nhiều trường đại học - cao đẳng đào tạo ngành Gốm. Sinh viên yêu thích nghệ thuật, đặc biệt là nghề Gốm có thể tìm hiểu và chọn lựa Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là nơi học tập và học nghề của mình. Đây là ngôi trường duy nhất và cũng đứng đầu trong ngành nghề đào tạo những lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, mỹ thuật.

Ngành gốm học ở đâu?

5. Cơ hội việc làm của ngành Gốm

Là ngành học liên quan đến nghệ thuật nên cơ hội để có việc làm ngành học này cũng tương đối nhiều. Sau khi tốt nghiệp ngành Gốm, bạn có thể làm ở các vị trí như sau:

  • Nhân viên kỹ thuật tạo mẫu trang trí;
  • Làm việc trong các doanh nghiệp, công ty, làng nghề Gốm;
  • Nhà thiết kế mỹ thuật;
  • Nhân viên thiết kế và tạo mẫu;
  • Sản xuất đồ gốm tự do, kinh doanh riêng;
  • Tổ trưởng tổ tạo mẫu và khuôn mẫu;
  • Tổ phó tổ tạo mẫu và khuôn mẫu;
  • Công nhân sản xuất trong làng nghề hay tự tổ chức sản xuất.

6. Mức lương của ngành Gốm

  • Mức lương ngành Gốm được đánh giá là khá ổn định. Ở những vị trí như trưởng ca, trưởng bộ phận sản xuất… mức lương bạn nhận được sẽ là từ 10 triệu đồng trở lên bao gồm cả lương chuyên môn và lương trách nhiệm với công việc.
  • Đối với những sinh viên mới ra trường, mức lương sẽ thấp hơn một chút. Bạn sẽ nhân được mức lương từ 5 đến 7 triệu đồng cho vị trí nhân viên chế tác sản phẩm, làm sản phẩm hay những vị trí tương đương.
  • Đối với nhưng người tự sản xuất kinh doanh riêng thì mức thu nhập trong ngành gốm là không thể thống kê, phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng kinh doanh của bạn.

7. Những tố chất cần có để theo học ngành Gốm

Ngành Gốm là ngành nghề về mỹ thuật đòi hỏi người làm và hoạt động trong nghề này phải khéo léo và có con mắt nghệ thuật. Không chỉ có như vậy, nghề Gốm còn đòi hỏi phải có những tố chất như sau:

  • Có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài;
  • Khéo tay, có khiếu thẩm mỹ;
  • Chăm chỉ, kiên trì và sáng tạo;
  • Yêu nghề và đam mê với nghề;
  • Có con mắt nghệ thuật và am hiểu về bố cục sản phẩm;
  • Chịu khó học hỏi và tìm tòi phát triển sản phẩm.

Bài viết đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin khái quát về ngành Gốm, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành học này và từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt về nghề nghiệp tương lai của mình.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật